Bài dự thi: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình”

Ứng dụng công nghệ trong không gian nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Với bề dày lịch sử, văn hóa nghìn năm văn hiến của Hà Nội, các di sản văn hóa là nguồn lực để Hà Nội xây dựng các không gian văn hóa đặc trưng, tạo nên những nét riêng hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Hiến kế xóa tình trạng ô nhiễm môi trường từ đốt rơm rạ Hiến kế xóa tình trạng ô nhiễm môi trường từ đốt rơm rạ

Một câu hỏi đặt ra là liệu thành phố Hà Nội, một Thủ đô anh hùng, thành phố Hoà bình, một thành phố lớn với hơn một nghìn năm tuổi, một thành phố có bề dày lịch sử và vẻ đẹp quyến rũ lòng người trong mắt bạn bè quốc tế… có thể không để tái diễn hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa ở ngoại thành nhằm cải thiện môi trường sống của thành phố xanh - sạch - đẹp, văn minh và đáng sống?

Bàng – Sản phẩm lưu niệm đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò Bàng – Sản phẩm lưu niệm đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò

Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-CĐVC của Công đoàn Viên chức Thành phố về việc tổ chức cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô Anh hùng, Thành phố Hòa bình”, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã phát động cán bộ viên chức cơ quan phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm hiến kế, đề xuất giải pháp sáng kiến sáng tạo xây dựng Thủ đô.

Nhóm tác giả Phạm Hải Hà -Từ Ngọc Sơn (Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã đưa ra ý tưởng “Ứng dụng công nghệ trong không gian nghệ thuật sáng tạo” nhằm đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hình thành một không gian sáng tạo kết hợp giữa âm nhạc, hội họa và ánh sáng, tạo ra những sắc thái văn hóa mới, thu hút được du khách.

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế, dịch vụ vô cùng quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Những năm qua, Hà Nội đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết số 33- NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” với nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến các không gian văn hóa mới.

Từ quần thể di tích hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn - di tích quốc gia đặc biệt, cùng với các tuyến phố cổ. Sự ra đời của không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận mang lại sự tươi mới cho người dân Thủ đô và du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Các không gian văn hóa mới này có sự gắn kết chặt chẽ với các di sản văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của nhiều người.

Các góc nhìn đa chiều được Hà Nội triển khai, gắn kết tương đối tốt: Từ Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ) luôn diễn ra các buổi biểu diễn ca trù, diễn xướng, chầu văn, xẩm, tuồng, chèo, nhạc cụ dân tộc, tái hiện các phong tục tập quán… giúp giới trẻ được tiếp xúc trực tiếp và cảm nhận theo cách nhìn riêng từ đó chung tay vào việc bảo tồn di sản của cha ông.

4345 5
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hình thành một không gian sáng tạo

Dựa trên nền tảng di sản văn hóa của Hà Nội, sự ra đời và phát triển các không gian văn hóa mới góp phần xây dựng một Thủ đô hội nhập, phát triển nhưng vẫn bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững.

Đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân nhiều không gian văn hóa mới cũng được hình thành và nhân rộng như: Phố sách Hà Nội, phố bích họa Phùng Hưng, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, con đường gốm sứ ven sông Hồng, dự án cải tạo 131 vòm cầu đường sắt… tất cả những không gian văn hóa mới hòa quện với không gian văn hóa cũ tạo thành một bức tranh tổng thể đa sắc.

Với mục tiêu phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong khu vực và quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu, Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể.

Bên cạnh những không gian văn hóa truyền thống, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển không gian văn hóa hiện đại từ nền tảng của văn hóa truyền thống để tạo ra những nét riêng biệt, thành “thương hiệu” thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng với tốc độ gia tăng dân số cơ học cao đã tạo ra những sức ép không nhỏ lên hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô Hà Nội. Xu thế phát triển chung của thời đại, đất nước trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với yêu cầu đẩy mạnh kinh tế tri thức dẫn đến nhu cầu đòi hỏi hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân Thủ đô. Trước thực tiễn đó triển lãm được thực hiện theo cách truyền thống dù vẫn có hiệu quả, đạt được giá trị tuyên truyền nhưng cũng mất dần sự hấp dẫn, không thu được nhiều kết quả như mong muốn.

4348 4
Hãy tưởng tượng khi bước vào một không gian mà người xem có thể biến mình thành một phần của tác phẩm nghệ thuật.

Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để hình thành một không gian sáng tạo kết hợp giữa âm nhạc, hội họa và ánh sáng (số hóa hình ảnh chiếu lên các vách ngăn hoặc sàn, trần tường theo thiết kế hòa với những chất liệu âm nhạc phù hợp) - Teamlab - sẽ hứa hẹn tạo ra những sắc thái văn hóa mới, thu hút được du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ở các nước phương Tây, ứng dụng công nghệ vào phát triển văn hóa đã có từ rất lâu và có định hướng rõ nét.

Điều đó giúp cho doanh thu từ dịch vụ văn hóa của các nước đó rất lớn. Tại Hà Nội cũng đã có một vài tác giả nước ngoài sang trình diễn ánh sáng, âm nhạc, hội họa trên nền tường bảo tàng Mỹ thuật, hoặc trình chiếu trên cổng chính của Hoàng Thành Thăng Long nhưng chủ yếu là để giới thiệu về đất nước và con người họ và cũng không phải ai cũng được tiếp cận với những chương trình đó.

Vậy nếu Hà Nội có được một không gian sáng tạo riêng thì các họa sĩ, ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ, các công ty sự kiện và phần mềm đều có một sân chơi lớn vì làm được một không gian 3D là sự đầu tư góp sức của rất nhiều lĩnh vực sẽ góp phần phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Từ đó tạo ra một không gian văn hóa mới tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với sự phát triển mạnh mẽ từ số hóa ngay chính trên đất nước, thủ đô của mình.

Hãy tưởng tượng khi bước vào một không gian mà người xem có thể biến mình thành một phần của tác phẩm nghệ thuật. Không có ranh giới giữa tác phẩm với những khán giả đến xem. Âm nhạc làm nền kết hợp cùng hiệu quả ánh sáng tạo nên cảm giác như bước chân vào một khu rừng với chim hót... Rồi xuyên qua một dãy phố cổ Hà Nội…

Đa phần chúng ta đang được tiếp cận thông tin hai chiều từ truyền hình máy tính, điện thoại thông minh hay tiếp xúc trực tiếp. Nhưng không gian 3D lại mang đến cho chúng ta một trải nghiệm hoàn toàn mới. Nó mang lại một không gian tác động lẫn nhau nơi mọi người có thể giao tiếp, trải nghiệm, sáng tạo cùng các tác phẩm nghệ thuật.

Các nước phương Tây thường biến các nhà máy cũ, các khu ổ chuột hay một khu đất trống thành các bảo tàng và việc phát triển các dịch vụ kèm theo đó là không hề nhỏ… Hà Nội hoàn toàn có thể làm được điều này tại các địa điểm như Bảo tàng Hà Nội, khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long...

Tại đó, sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa khác: Thưởng trà, trải nghiệm các sản phẩm làng nghề, các trò chơi dân gian truyền thống... với sự kết hợp của các hiệu ứng hình ảnh, tạo thành một chuỗi các hoạt động để giữ chân du khách và cũng tạo thêm sự hấp dẫn cho không gian văn hóa đó. Ví dụ như thưởng trà trong không gian sống động của thế giới động vật dưới đáy đại dương hoặc nặn tò he trong khu rừng cổ tích...

Đồng hành với những ý tưởng về phát triển không gian văn hóa giúp cho người dân và du khách có thêm cái nhìn mới về hội họa, âm nhạc, ánh sáng ngay tại Thủ đô. Điều mà chỉ khi ra nước ngoài chúng ta mới được trải nghiệm.

Trong lĩnh vực tổ chức hoạt động triển lãm, để đạt được những kết quảtốt hơn nữa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân Thủ đô cũng như khách tham quan du lịch trong và ngoài nước khi có dịp ghé thăm Hà Nội, những triển lãm tuyên truyền được tổ chức tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền và 93 Đinh Tiên Hoàng phải có những hình thức thể hiện mới, phong phú, hấp dẫn hơn để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những đòi hỏi thiết thực của Nhân dân Thủ đô và khách du lịch trong những ngày nghỉ cuối tuần tại tuyến phố đi bộ Hồ Gươm.

Hiện nay, việc sử dụng công nghệ số 3D vào triển lãm chưa nhiều, nhưng để tăng tính hấp dẫn, đạt hiệu quả, mục đích trong tuyên truyền cũng là một việc cần thiết dù biết rằng điều đó không đơn giản vì xu hướng “Xã hội hóa văn hóa” khiến nguồn ngân sách dành riêng cho triển lãm tuyên truyền bị cắt giảm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của công nghệ 3D không nhiều, hầu hết các công việc đều phải đi thuê.

Chính vì điều đó sử dụng công nghệ số 3D nào, hiệu ứng kỹ xảo ra sao... cho phù hợp, chi phí rẻ, đạt hiểu quả cao, thiết thực… là những vấn đề cần phải suy nghĩ, tính toán, cân nhắc. Dù có nhiều khó khăn, kinh phí không nhiều nhưng chúng ta vẫn phải dám nghĩ và dám làm để những nguyện vọng, ước muốn và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân Thủ đô có ngày sẽ trở thành hiện thực.

Có thể kể đến một số ứng dụng có thể vận hành trong hoạt động tổ chức triển lãm, đó là sử dụng công nghệ thực tế ảo 3D Scanning một phát minh trên nền tảng của công nghệ thực tế ảo (VR3D) cho phép tái tạo hình ảnh và số hóa không gian thực tế bằng các thiết bị chuyên nghiệp (máy scan 3D, máy quét 3D đo đạt và ghi lại hình ảnh chính xác các không gian, giúp người xem nhập vai, chỉ cần một cú nhấp chuột máy tính là có thể di chuyển đến mọi vị trí, góc nhìn và không bị giới hạn bởi không gian, sử dụng mọi thiết bị như: Màn hình Led, ti vi, laptop, kết nối internet.…).

Công nghệ 3D Scanning dùng nhiều trong các sự kiện lớn, giới thiệu nhà hàng, khách sạn, du lịch, bảo tàng, di tích, bất động sản… Tháng 10/2019, triển lãm Biển đảo Việt Nam với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Quảng Nam đã sử dụng công nghệ 3D Scanning: Triển lãm số 3D, sa bàn số 3D, ứng dụng chụp ảnh thực tế tăng cường (AR) “Khoảnh khắc Trường Sa” và trò chơi tương tác hành trình Trường Sa.

Sử dụng công nghệ 3D Scanning trình chiếu triển lãm số trên màn hình Led/máy tính/tivi, tranh ảnh trong triển lãm đã thu hút được đông đảo người xem. Triển lãm cho phép người xem tự do đi lại khám phá các tư liệu hiện vật trong không gian ảo như thật (mô hình tàu hải đội Hoàng Sa, Tượng đài đội Bắc Hải, tàu hải quân, tàu cảnh sát biển…). Mỗi tư liệu, hiện vật trong triển lãm số, ngoài việc tích hợp các thông tin mô tả bằng âm thanh còn cho phép người xem tương tác trực tiếp như phóng to, thu nhỏ…

Tiếp đến, có thể kể tới việc sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR là công nghệ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu tố ảo hóa vào bên trong tạo sự thu hút, hấp dẫn khiến người xem muốn tương tác với những tác phẩm, sự việc trong đó.

Tương ứng với công nghệ này là Lập trình ứng dụng, thiết kế 3D, Scan 3D. Năm 2017 triển lãm ứng dụng công nghệ AR3D do vợ chồng người Bỉ tổ chức tại Hanoi Creative City (số 1 Lương Yên, Hà Nội). Triển lãm nói về rừng và các loài động vật - thu hút được nhiều người xem (giá 50.000 đồng/vé). Những bức ảnh được Scan 3D và xử lý qua các phần mềm kỹ xảo sau đó được treo lên các bức phong cảnh rừng núi…Người xem có thể tương tác với những bức ảnh như: khoác vai Hổ, bắt tay sư tử…để chụp ảnh.

Năm 2018 dựa trên ý tưởng của công nghệ AR3D, một nhóm bạn trẻ đã tổ chức thành công triển lãm “Hồn của đất” tại 93 Đinh Tiên Hoàng. Dựa vào không gian nhà triển lãm và một số bức ảnh làng nghề được xử lý 3D đã tái tạo lại một góc của làng gốm Bát Tràng, một số hiệu ứng về ánh sáng, các đạo cụ và đặc biệt là sử dụng 10 bệ nặn gốm cùng các giáo viên hướng dẫn để người xem triển lãm được trải nghiệm khi đến xem. Đến với triển lãm người xem tương tác với tác phẩm bằng cách ngồi nặn những sản phẩm giống những hình ảnh trong triển lãm cho riêng mình.

Có thể vẽ thêm hoa, ký tên và mang sản phẩm về. Ban tổ chức chỉ thu tiền mua đất nặn gốm (phí họa phẩm 20.000 -50.000đ) để bù vào chi phí giáo viên hướng dẫn. Khách xem rất đông, hào hứng, chờ đợi để được trải nghiệm nặn bình hoa gốm cho riêng mình... Một số yếu tố ảo tái tạo lại không gian trong triển lãm đó làm chưa được như ý muốn do kinh phí hạn hẹp. Nhưng triển lãm đã tạo được ấn tượng, sân chơi bổ ích vào những ngày cuối tuần tại tuyến phố đi bộ. Giới thiệu được một số nét văn hóa, sẩn phẩm đặc trưng của một trong những làng nghề có bề dày truyền thống của Hà Nội.

Triển lãm “Tự hào Hà Nội” - 2019 tại 45 Tràng Tiền nếu có điều kiện kinh phí, thời gian có thể áp dụng công nghệ AR3D. Những hình ảnh của triển lãm sẽ được tạo dựng kỹ xảo 3D có âm thanh; màn hình Led hoặc TV sẽ được đặt trong các ô kính để Nhân dân có thể xem triển lãm. Để suy ngẫm, bình luận về mỗi bức ảnh đẹp về Hà Nội trong triển lãm được lâu hơn người xem sẽ vào bên trong triển lãm. Nơi đó có những hàng cây, góc phố, đầm hoa sen…(ảnh 3D mô phỏng), được thưởng thức ẩm thực Hà Nội - chè bưởi, chè sen, nước sấu, ô mai, kẹo lạc… những bức ảnh về Hà Nội treo trong triển lãm với nhiều người xem sẽ là kỷ niệm, nỗi nhớ.

Với những người có tuổi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội là những hoài niệm. Với lứa tuổi thanh thiếu niên họ được bình luận, nói chuyện về một Hà Nội - “Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước”. Những bạn bè trong nước và khách du lịch quốc tế không sinh ra và sống ở Hà Nội để được thấy 4 mùa hoa, lá chắc chắn sẽ ở lại với triển lãm lâu hơn, thưởng thức những bức ảnh đẹp chụp Hà Nội, ẩm thực Hà Nội….

Người Hà Nội không chỉ đếm thời gian bằng ngày, bằng tháng, bằng năm mà còn đếm thời gian bằng những mùa hoa, lá, bằng tiết trời. Sống lâu ở Hà Nội, bạn mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của thành phố này và thêm thấu hiểu, vì sao trải qua bao xô bồ, biến đổi, người đi xa luôn hướng về nơi đây. Vì sao có nhiều bài hát về Hà Nội đến thế “Dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội…”, “Hà Nội ơi mãi trong tôi đẹp như giấc mơ…”, “Hà Nội ơi nguyện yêu mãi, yêu mãi suốt đời…”.

Những người không sinh ra ở Hà Nội hay thậm chí không sống ở Hà Nội cũng yêu Hà Nội tha thiết cùng những phút giây được bình yên trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm. Họ được lắng nghe âm thanh nhạc dân tộc, tiếng hát sẩm hay tiếng kèn, tiếng trống nào đó mà bao lâu nay không được thưởng thức. Họ được xem triển lãm tranh, ảnh và đắm chìm vào vẻ đẹp của Hà Nội trong đó.

Với họ không có gì quý giá hơn là được thư thái chia sẻ với nhau về những câu chuyện xa xưa và những kỷ niệm trên những con phố của Hà Nội đã từng đi qua và nay vì thời gian không ghé thăm lại được. Những nơi mà vài năm trước chỉ là những ao, hồ, đầm lầy… nay đã thành những con đường cao tốc hiện đại, những tòa nhà chọc trời, những khu giải trí, vui chơi... Công nghệ 3D sẽ cho họ quay trở lại nơi đó, nơi những ký ức đẹp, tưởng chừng ngủ quên từ lâu, nay được tái hiện trong không gian đầy tính nghệ thuật.

(Teamlab là 1 nhóm nghệ sĩ liên ngành thành lập năm 2001 tại Tokyo, Nhật Bản.Nhóm này tự gọi mình là siêu công nghệ Ultra, gồm nghệ sĩ, lập trình viên, kĩ sư, nhà làm phim hoạt hình CG, nhà toán học, kiến trúc sư... Từ 2014, Teamlab được đại diện bởi Pace Gallery).

* Tít bài do Lao động Thủ đô đặt

Phạm Hải Hà -Từ Ngọc Sơn (Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)

Ảnh minh họa do nhóm tác giả cung cấp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động