Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội

(LĐTĐ) Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đánh dấu bước phát triển mới của đất nước Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết lên tầm cao mới Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phát triển phồn thịnh, hạnh phúc
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội
Các đại biểu dự Đại hội lần thứ VI của Đảng. (ảnh tư liệu)

Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp từ ngày 27 đến 31/3/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt gần 6.000 đảng viên đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước. Căn cứ tình hình cụ thể và dự báo tình hình trong nước, thế giới, Đại hội đề ra ba nhiệm vụ chủ yếu: Củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi; đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc; thông qua Nghị quyết chính trị và Điều lệ Đảng, các Nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ... Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 đồng chí, do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, họp từ ngày 11 đến 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 760 nghìn đảng viên. Do sự phát triển và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến, Đại hội quyết định xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Cộng sản riêng.

Ở Việt Nam, Đảng lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 Ủy viên chính thức và 10 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên. Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 78 đồng chí, trong đó 47 Ủy viên chính thức và 31 Ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.008 đảng viên thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự Ðại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế. Đại hội lần thứ IV của Đảng là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là Đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ðại hội quyết định lấy lại tên ban đầu của Ðảng là Ðảng Cộng sản Việt Nam; bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 Ủy viên chính thức, 32 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 Ủy viên chính thức và ba Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.

Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 đến 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Ðại hội có 1.033 đại biểu đại diện cho hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Đại hội đánh giá toàn diện những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta giành được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 116 đồng chí Ủy viên chính thức, 36 đồng chí Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và hai Ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được Ban Chấp hành Trung ương bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 124 Ủy viên chính thức và 49 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên chính thức và một Ủy viên dự khuyết, bầu Ban Bí thư. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến 27/6/1991 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2 triệu 155 nghìn đảng viên trong toàn Đảng. Với nhiệm vụ “Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới”, Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 146 Ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên, Ban Bí thư gồm chín Ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao trách nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 đến 1/7/1996 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, Đại hội rút ra 6 bài học chủ yếu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII gồm 170 Ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 19 Ủy viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được giao nhiệm vụ làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến 22/4/2001 với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng. Với khẩu hiệu hành động “Trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới”, Đại hội tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 150 đồng chí; Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí; Ban Bí thư 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 đến 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội đánh giá sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; đồng thời nêu bật năm bài học lớn.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 Ủy viên chính thức và 21 Ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp phiên thứ nhất bầu 14 đồng chí vào Bộ Chính trị và 8 đồng chí vào Ban Bí thư. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 đến 19/1/2011 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đại hội thảo luận, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và nhiều văn kiện quan trọng khác.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI gồm 175 đồng chí Ủy viên chính thức và 25 đồng chí Ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm 4 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Đại hội lần thứ XII của Đảng họp từ ngày 20 đến 28/1/2016 tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.510 đại biểu được tổ chức thành 68 đoàn. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất trong 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Với tinh thần trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp để bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII./.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025

(LĐTĐ) Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 được tổ chức từ ngày 16 - 20/1, tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ với sự góp mặt của gần 100 nhà vườn tham dự Hội thi “Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh, đào cảnh”, thể hiện quyết tâm của người dân vượt qua thiên tai, khôi phục nghề, làng nghề truyền thống.
Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng

Đóng góp 95.523 sáng kiến, công nhân lao động Thủ đô được thưởng 6,5 tỷ đồng

(LĐTĐ) Năm 2024, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã có 95.523 sáng kiến với giá trị làm lợi trên 86,2 tỷ đồng, số tiền được thưởng là 6,5 tỷ đồng.
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

(LĐTĐ) Thời gian qua, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến thực chất qua các doanh nghiệp công nghệ số lớn đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực AI như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, VinAI... Nhiều doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu nghiên cứu ứng dụng nổi bật, góp phần xây dựng nền tảng cho một hệ sinh thái AI phát triển, giúp Việt Nam tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của khu vực.
Giá vàng tăng mạnh: Vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng bám đuổi giá sát nhau

Giá vàng tăng mạnh: Vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng bám đuổi giá sát nhau

(LĐTĐ) Sáng nay (3/1), mỗi lượng vàng tăng thêm nửa triệu đồng lên 85,5 triệu đồng, cao nhất hai tuần qua, thậm chí có thương hiệu vàng nâng giá vàng nhẫn lên cao hơn giá vàng miếng.
Hà Nội: Nữ sinh xúc động nhận lại tài sản thất lạc từ Cảnh sát giao thông

Hà Nội: Nữ sinh xúc động nhận lại tài sản thất lạc từ Cảnh sát giao thông

(LĐTĐ) Ngày 3/1, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 (Phòng Cánh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, đơn vị đã trao trả cho chị Nguyễn Ngọc Anh (quận Ba Đình, Hà Nội) chiếc ví bị thất lạc, bên trong có gần 3 triệu đồng (gồm 110 USD và tiền Việt Nam) cùng Căn cước công dân và nhiều giấy tờ quan trọng.
Hà Nội thực hiện đột phá về chuyển đổi số

Hà Nội thực hiện đột phá về chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án "Một số nhiệm vụ đột phá về chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2025" nhằm tập trung giải quyết các nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu Chính phủ giao thành phố Hà Nội thực hiện đến năm 2025; tiếp tục phấn đấu tăng chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của Thành phố.
Cặp “song sát” Xuân Son - Tiến Linh sẽ đá chính ngay từ đầu?

Cặp “song sát” Xuân Son - Tiến Linh sẽ đá chính ngay từ đầu?

(LĐTĐ) Để mang tới sự bất ngờ cho đối thủ, rất có thể trong trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sẽ đưa cặp “song sát” Xuân Son - Tiến Linh đá chính ngay từ đầu để tìm kiếm bàn thắng sớm trong hiệp 1, nhằm đánh trực tiếp vào tâm lý của các cầu thủ Thái Lan, để qua đó hướng tới giấc mơ đẹp ngay trên đất Thái.

Tin khác

Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

Sau sáp nhập, thành phố Vinh có 6 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi

(LĐTĐ) 6 cán bộ này thuộc các phòng, cơ quan, đơn vị của thành phố Vinh, đã nộp đơn xin nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 1/1/2025.
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương

Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hằng tháng bằng 150% mức lương hiện hưởng kể từ ngày có quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền, tương đồng với mức phụ cấp thu hút sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025

Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15, việc sắp xếp sẽ tác động đến 109 xã, phường, thị trấn; sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã và hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới.
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu năm 2024, thể hiện các thành tựu nổi bật của Thành phố trên tất cả các phương diện.
Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm

Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm

(LĐTĐ) Ngày 31/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

Thư chúc mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới 2025, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Thư chúc mừng gửi tới cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động trong và ngoài nước.
Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy

Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Chiều 31/12, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về 3 Nghị định về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; chế độ chính sách với cán bộ thôi việc và chế độ với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) ảnh hưởng do tinh gọn bộ máy, vừa được Chính phủ ban hành.
Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp

Bộ Tư pháp vừa công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp. Xếp hạng chỉ số cải cách hành chính cấp Bộ, kết quả công tác thi hành án dân sự, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID... là những sự kiện tiêu biểu năm 2024.
Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

Hưng Yên: Quyết tâm không còn nhà tạm, nhà xuống cấp

(LĐTĐ) Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh Hưng Yên phấn đấu trong năm 2025 cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà xuống cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động