Đảm bảo thoát nước trong mùa mưa bão
8 biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão Chủ động ứng phó trước mùa mưa bão |
Còn những “điểm nóng”
Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, từ năm 2021, Thành phố còn 11 điểm úng ngập vẫn chưa được khắc phục. Cụ thể, lưu vực sông Tô Lịch có 8 điểm, gồm: Phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng trường Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa), phố Hoa Bằng (đoạn từ số nhà 91 đến 97 và số 54 đến 56, quận Cầu Giấy), ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, ngã năm Đường Thành - Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm), phố Cao Bá Quát (đoạn qua Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, quận Ba Đình), phố Thụy Khuê (dốc La Pho, quận Tây Hồ), phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), phố Nguyễn Chính (đoạn từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai, quận Hoàng Mai).
Lưu vực sông Nhuệ có 1 điểm là khu vực Đại lộ Thăng Long (đoạn ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, km9+656; nút giao An Khánh, quận Nam Từ Liêm). Khu vực sông Cầu Bây (quận Long Biên) có 2 điểm gồm: Phố Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm); Đường Hoàng Như Tiếp (đoạn từ trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ).
Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội sẵn sàng các kịch bản xử lý sự cố nhằm đưa nước nhanh nhất về nguồn tiêu. |
Theo lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng úng ngập là do hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu bởi tiến độ xây dựng của các dự án phát triển hạ tầng, trong đó có cả các dự án nâng cao năng lực của hệ thống thoát nước.
Tại khu vực phố Thụy Khuê (đoạn dốc La Pho, quận Tây Hồ), địa điểm thường xuyên xảy ra úng ngập với độ sâu trung bình từ 20 đến 40cm, thời gian rút nước kéo dài từ 30 đến 90 phút, phụ thuộc vào mương thoát nước Thụy Khuê, nhưng dự án cống hóa kết hợp cải tạo môi trường khu dân cư chung quanh mương chậm tiến độ.
Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 70% khối lượng công việc, nhưng do còn hai đoạn mương hở, từ ngõ 79 đến 105 Thụy Khuê và từ ngõ 151 đến 199 Thụy Khuê, xen kẽ với các đoạn mương đã cống hóa có độ cao hơn đáy cống khoảng 2m và chiều rộng mương bị thắt lại, dẫn đến việc tiêu, thoát nước rất khó khăn.
Tương tự, tại khu vực Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, việc thi công nhà ga tàu điện S12 khiến hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.
Nguyên nhân là do đơn vị thi công đã nắn dòng đường thoát nước chung của tuyến vào một đường ống riêng chạy sát với công trường thi công để triển khai dự án. Song, đường ống này chưa đáp ứng được nhu cầu thoát nước trong khu vực, làm chậm khả năng tiêu thoát nước, tăng thời gian úng ngập khi có mưa lớn.
Để tránh ảnh hưởng, Xí nghiệp Thoát nước số 1 đã tính đến phương án lắp đặt bơm cưỡng bức để tiêu thoát nước tại khu vực, nhưng phương án này cũng lại “vướng” vì không có nguồn xả tràn ra phía cống Trần Hưng Đạo. Từ thực tế này, phương án cuối cùng vẫn là sử dụng xe bơm di động cưỡng bức bơm nước ra khỏi khu vực.
Chủ động các kịch bản
Không để các vướng mắc về hạ tầng làm ảnh hưởng đến công tác thoát nước, theo Quyền Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Phan Hoài Minh, ngay sau khi kết thúc mùa mưa năm 2021, Công ty đã bảo dưỡng, sửa chữa ngay hệ thống máy bơm; nạo vét, hút bùn tại các cống, kênh, mương, làm thông thoáng hệ thống thoát nước...
Đến thời điểm này, các trục thoát nước chính đã bảo đảm dẫn dòng tiêu thoát nước về các hồ cũng như điều tiết nước về Trạm bơm Yên Sở nhanh nhất khi xảy ra mưa lớn. Các trạm bơm trên hệ thống cũng đã bảo dưỡng, sửa chữa xong. Toàn bộ mực nước đệm trên hệ thống thoát nước được hạ thấp để chủ động đề phòng những trận mưa lớn.
Hiện năng lực của hệ thống hạ tầng thoát nước đô thị của Hà Nội có thể bảo đảm các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm trong thời gian 2 giờ không xảy ra úng ngập. Với các trận mưa cường độ từ 50 đến 100mm trong thời gian 2 giờ trên toàn Thành phố còn 11 trọng điểm úng ngập. |
Trong trường hợp mưa lớn, gây quá tải hệ thống thoát nước, đơn vị đã xây dựng kịch bản ứng phó cụ thể đối với từng điểm úng ngập.
Cụ thể, với lưu vực sông Tô Lịch, bên cạnh tăng cường duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hòa, kiểm soát mực nước đệm trên hệ thống, Công ty đã xây dựng kế hoạch ứng trực chi tiết, triển khai lực lượng tại điểm úng ngập khi có mưa.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư đang có công trình, dự án thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, như: Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá trên sông Tô Lịch, Lừ, Sét, mương N1, N2...; dự án xây dựng nhà ga đường sắt đô thị S12 (ngã ba Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo); dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3..., thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, phá dỡ đập quây khi có mưa.
Với lưu vực sông Nhuệ, lưu vực Long Biên, do các khu vực này hệ thống thoát nước chủ yếu là tự tiêu, tự chảy nên bên cạnh tăng cường duy trì thường xuyên hệ thống thoát nước, Công ty liên hệ chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng các đơn vị thủy lợi trên địa bàn thống nhất quy trình phối hợp khống chế mực nước sông Nhuệ, sông Cầu Bây, tạo điều kiện cho việc tiêu thoát nước của lưu vực các con sông này.
Ngoài ra, Công ty cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành thoát nước nhằm chủ động chỉ đạo, phối hợp giữa các đơn vị vận hành hệ thống cửa cống, trạm bơm để hạ mực nước trên hệ thống, sẵn sàng ứng phó khi dự báo có mưa trên địa bàn Thành phố…
Có thể nói, công tác tiêu, thoát nước đô thị phục vụ người dân rất được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng đã và đang được tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn không ít vướng mắc, cần Thành phố sớm có chỉ đạo các quận, huyện, Sở, ngành tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong chuyển giao quản lý hệ thống thoát nước theo phân cấp. Đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án thoát nước, đảm công tác thoát nước đô thị ngày càng tốt hơn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50