Đảm bảo an toàn cháy nổ mùa nắng nóng
Theo Công an thành phố Hà Nội, mặc dù chỉ mới bắt đầu bước vào mùa hè nắng nóng nhưng chỉ trong 2 ngày 1 và 2/5, trên địa bàn Thủ đô liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy kho, xưởng lớn với diện tích từ 300m2 đến gần 1.000m2, gây thiệt hại lớn về tài sản.
Cụ thể, vào lúc 4h15 ngày 1/5, xảy ra vụ cháy tại xưởng sản xuất gỗ dán của Công ty TNHH Hải Nam (thôn Yên Viên, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm). Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an thành phố Hà Nội đã điều động lực lượng phòng cháy, chữa cháy huyện Gia Lâm và các quận lân cận nhanh chóng tới dập lửa.
Vụ hoả hoạn tại xưởng sản xuất gỗ dán của Công ty TNHH Hải Nam, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm. |
Mặc dù việc chữa cháy được triển khai kịp thời, nhưng do chất cháy chủ yếu là các nguyên liệu dễ bắt cháy, sinh ra nhiều khói khí độc, vận tốc cháy lan nhanh, nên đã nhanh chóng thiêu rụi 800m2 xưởng gỗ.
Lực lượng chức năng vừa chữa cháy, vừa tập trung ngăn cháy lan sang các khu vực nhà xưởng và nhà dân lân cận. Sau một thời gian nỗ lực cứu chữa, đến 7h30 cùng ngày, đám cháy cơ bản được dập tắt.
Kết quả, công tác chữa cháy đã bảo vệ được trên 4.000m2/5.000m2 nhà xưởng của cơ sở xảy ra cháy, đồng thời ngăn chặn không để cháy lan sang 2 nhà xưởng (thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông điện tử Vinacap, Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam) và các nhà dân lân cận.
Tiếp đó, vào 8h30 ngày 2/5 xảy ra cháy tại nhà dân chứa chăn, ga, gối, đệm tại đội 7 (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín). Diện tích cháy khoảng 300m2 của 4 hộ liền kề. Đến khoảng 10h, sau gần 2 tiếng tổ chức chữa cháy, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Cháy nhà dân chứa chăn, ga, gối, đệm tại đội 7 xã Tiền Phong, huyện Thường Tín. |
Cả 2 vụ cháy mặc dù không gây thiệt hại về người nhưng đều là những vụ cháy lớn tại các nhà xưởng, nơi tập kết hàng hóa vật liệu dễ cháy, nguy cơ cháy lan cao và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Đáng nói, điểm chung của 2 vụ cháy này đều xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của người dân, chủ cơ sở. Đặc biệt là đối với xưởng gỗ tại Yên Viên, Gia Lâm. Xưởng gỗ này trước đó đã bị cơ quan công an ban hành quyết định xử lý tạm đình chỉ 2 lần do vi phạm các quy định về phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên, với lợi ích trước mắt, chủ xưởng sản xuất gỗ đã không chấp hành quy định, tiếp tục hoạt động dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra...
Trước tình hình đó, Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra những cảnh báo, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho hàng cần tuân thủ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2014 về quy định phòng cháy, chữa cháy kho bãi tại Việt Nam.
Cụ thể, người đứng đầu cơ sở cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định của Pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; có niêm yết nội quy phòng cháy, chữa cháy biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
Trước khi tiến hành công việc, người đứng đầu phải thực hiện kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại nơi làm việc, nơi sản xuất do mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về cháy nổ phải tìm mọi cách để khắc phục và báo ngay người quản lý trực tiếp biết.
Khi sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như: Xăng, dầu, khí cháy thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Khi tiến hành hàn, cắt kim loại phải che chắn bằng các vật liệu chống cháy, di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn, cắt (tối thiểu là 10m); không để vảy hàn tiếp xúc với các vật dễ cháy…
Trong khu vực kho bãi, xưởng sản xuất có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho cả công trình, từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của từng khu vực sản xuất.
Bên cạnh đó, Công an thành phố Hà Nội cũng yêu cầu, ngay từ mỗi bộ phận, phân xưởng, ca làm việc đều cần phải có tổ, hoặc người tham gia Đội Phòng cháy, chữa cháy cơ sở và phải bố trí lực lượng thường trực chữa cháy 24/24 giờ, bảo đảm điều kiện chữa cháy tại chỗ...
Cùng với con người, việc trang bị phương tiện chữa cháy, cứu nạn phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm tại từng khu vực sản xuất là điều kiện tiên quyết. Để tăng tính chủ động, bất cứ sơ sở nào cũng cần xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ để cứu người trong tình huống khẩn cấp khi hỏa hoạn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07