Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương thì giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng ít nhất 30%
Cần 913 nghìn tỷ đồng để tăng lương cơ sở, lương hưu từ ngày 1/7 Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá |
Công chức, viên chức ngành giáo dục còn rất nhiều tâm tư
Chiều 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, cử tri ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai chính sách cải cách tiền lương trong thời gian qua trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Giải pháp điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2.340.000 đồng, tăng 30%, tăng vào quỹ tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024 tới đây đã đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri.
Đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội). |
Nhưng do chưa áp dụng chính sách cải cách tiền lương nên chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng thang bảng lương, chế độ phụ cấp như hiện hành nên một số bộ phận công chức, viên chức khu vực công, trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều tâm tư và băn khoăn.
“Từ năm 2013, sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đến nay, nhiều chính sách lớn về đổi mới giáo dục đã được ban hành, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cả về chất và lượng ngày càng cao, tạo áp lực không nhỏ lên vai các nhà giáo.
Nhưng chỉ có chính sách tiền lương đối với nhà giáo đã được nêu trong Nghị quyết 29, đó là lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp, sau 11 năm đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai”, bà Ánh nói.
Cũng theo nữ đại biểu đoàn Hà Nội, trong suốt thời gian qua, các nhà giáo vẫn luôn cố gắng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn động viên nhau hãy chờ đợi và hy vọng rồi một ngày nào đó sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn sẽ tiếp tục điệp khúc câu đợi, câu chờ cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới ban hành.
Vì vậy, đại biểu Dương Minh Ánh tha thiết đề nghị với Quốc hội, Chính phủ khi nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng luật hoặc các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp nghề đối với các nhà giáo.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương). |
Tăng lương theo GDP
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) phân tích, chúng ta đã cải cách tiền lương tới 4 lần, lần gần nhất là năm 2003. Nếu so sánh nền kinh tế năm 2003, lúc đó GDP của chúng ta khoảng 45 tỷ USD và hiện nay là hơn 450 tỷ USD, tức là tăng lên khoảng 10 lần. Như vậy việc cải cách tiền lương là rất cần thiết nhưng cải cách như thế nào?
Qua nghe báo cáo giải trình của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì thấy rằng tích trữ được 913.000 tỷ để trả lương cho đợt này là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh nền kinh tế như thế này.
Nhưng nếu có một cách thức nào đó quy Quỹ tiền lương của khu vực công cũng như các doanh nghiệp nhà nước theo tỷ lệ GDP rồi lập công thức, sau đó GDP tăng tới chừng nào đủ lớn thì thay đổi tiền lương, tăng lương theo tăng GDP.
“Rõ ràng việc cán bộ, công chức quản lý một nền kinh tế 45 tỷ đô la với 450 tỷ đô la là rất khác nhau, nếu tiền lương mà chỉ tăng theo cách để chống lạm phát hoặc để đảm bảo đời sống thì tôi thấy là không khuyến khích được cán bộ, công nhân, viên chức, không khuyến khích được những người làm ở khu vực công.
Bởi vì khi làm ở khu vực công, ngoài việc tự hào về vị trí xã hội thì còn phải yên tâm về thu nhập thì mới có thể gắn bó lâu dài, đó cũng là cách chống tham nhũng ngay từ đầu”, đại biểu nói.
Vì vậy đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị để cải cách một cách toàn diện phải đưa ra công thức tính và phải căn cứ vào GDP hằng năm.
“Tôi nghĩ Chính phủ nên xem xét, có thể chúng ta không kịp làm đợt này, nhưng về mặt lâu dài phải làm như thế mới có căn cơ, nếu làm như thế chúng ta cũng sẽ đỡ vất vả về việc phải đi huy động những nguồn ngân sách để dự trữ như hiện nay cũng chỉ được 913.000 tỷ đồng là nỗ lực rất lớn, nhưng tôi biết là chưa đủ lớn”, lời đại biểu.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn tỉnh Quảng Nam). |
Cần xem xét mức giảm trừ gia cảnh
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn tỉnh Quảng Nam) nhìn nhận, việc tăng lương là một việc rất phấn khởi. Tuy nhiên, bên cạnh tăng lương vẫn tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách tinh giản bộ máy biên chế.
“Bên cạnh tăng lương và trước khi tăng lương, giá đã tăng trước một đoạn. Tăng lương, giá tiếp tục tăng cho nên cần phải có giải pháp để bình ổn giá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng. Hiện nay tôi ngạc nhiên vì có những mặt hàng tiêu dùng tăng lên rất nhiều lần, thậm chí gấp đôi”, đại biểu cho biết.
Đồng thời, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị khi lương tăng, mức sống tăng lên, chi phí đắt lên thì mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng. “Ta tăng 30% lương, ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30% là ít, phải đến 50% tôi cho là hợp lý”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh). |
Kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn...
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, trong vòng 20 năm qua đã 14 lần tăng mức lương cơ sở, và chúng ta đã có bài học kinh nghiệm để hạn chế bớt việc ảnh hưởng của tăng lương cơ sở đến tình hình lạm phát.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ có chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá; phải điều chỉnh các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý như điện, học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải giãn ra không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7/2024; chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa không để thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất.
“Quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, té nước theo mưa và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 49 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 29/10/2024 20:53