Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Bảo hiểm vi mô có thể trợ giúp thêm cho vấn đề an sinh xã hội
Tham gia góp ý kiến xây dựng Luật, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) cơ bản nhất trí với các sửa đổi tại kỳ họp này nhằm tạo hành lang pháp lý để ngành bảo hiểm phát triển, phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng có băn khoăn, đó là luật cũ không quy định việc đại lý thì được làm cho một hay nhiều doanh nghiệp, trong dự thảo lần này đã quy định cụ thể.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tham gia thảo luận tại Tổ về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sáng ngày 25/10 |
Theo đại biểu đoàn Hà Nội, hiện nay thị trường bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm cũng tạo ra công ăn việc làm cho gần 1 triệu người lao động. Nhưng với khó khăn của dịch Covid-19, 2 năm qua, nhiều người lao động đã bị mất việc làm, thiếu việc làm và họ đã chuyển sang học và kinh doanh bảo hiểm.
“Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, có khoảng 170 ngàn người lao động tham gia thị trường bảo hiểm. Vì thế tôi cho rằng, dự thảo không nên hạn chế quyền tự do kinh doanh của đại lý bảo hiểm dù là cá nhân, hay tổ chức; tức là nên bỏ Khoản 1, Khoản 2 Điều 119 trong dự thảo sửa đổi”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu.
Đề cập đến nội dung nâng cao chất lượng kinh doanh bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, trong thời gian vừa qua do nhu cầu mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như nhu cầu làm thêm của nhiều người, nên số lượng các đại lý bảo hiểm gia tăng. Tuy nhiên, chất lượng các đại lý bảo hiểm lại không cao, có những đại lý không hiểu cặn kẽ sản phẩm bảo hiểm để giới thiệu, tư vấn đầy đủ cho khách hàng là khá phổ biến. Trong khi đó, người mua bảo hiểm cũng không hiểu hết nghĩa vụ của mình, không hiểu điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ… mà chỉ biết về các quyền lợi được hưởng, được hướng dẫn, dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm không phù hợp với nhu cầu.
“Tôi cho rằng, việc phát triển rất nhanh hiện nay của loại hình kinh doanh bảo hiểm cũng cần tổng kết, đánh giá, đặc biệt là công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, kiểm soát hoạt động của đại lý bảo hiểm trong thời gian vừa qua. Từ đó, bổ sung các điều kiện, quy định trình độ, chế tài cụ thể đối với các đại lý bảo hiểm, để làm sao phải gắn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đào tạo đối với đại lý bảo hiểm, trong kiểm soát đại lý bảo hiểm, thì mới nâng cao được chất lượng đại lý bảo hiểm và thị trường bảo hiểm mới dần trở nên chuyên nghiệp hơn”, đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) |
Ngoài ra, một trong những băn khoăn được đại biểu đoàn Hà Nội đề cập đó là chế định bảo hiểm vi mô. Theo đại biểu, đây là vấn đề nhân văn và có thể trợ giúp thêm cho vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, dự thảo quy định còn sơ sài, cụ thể không quy định rõ tổ chức nào thì được phép tham gia và tổ chức nào không được phép tham gia. Vì thế đại biểu kiến nghị, dự thảo luật cần quy định rõ nội dung này.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng cho rằng, bảo hiểm vi mô bản chất vẫn là kinh doanh bảo hiểm và nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, dù bảo hiểm giá trị thấp hay là thời gian bảo hiểm ngắn, thì nó cũng không loại trừ hết vấn đề rủi ro trong quá trình thực hiện… Đại biểu cho rằng, mặc dù bảo hiểm vi mô không đặt mục đích lợi nhuận, nhưng nếu để cho một tổ chức quản lý kém thực hiện bảo hiểm vi mô thì sẽ có nhiều rủi ro, thậm chí tác động đến an sinh xã hội.
“Chúng ta cũng đã có những bài học sâu sắc trong việc giải quyết hệ lụy của các Quỹ tài chính… Vì thế, dự thảo cần nghiên cứu theo hướng thay vì tạo ra các tổ chức tương hỗ bảo hiểm vi mô, thì tạo điều kiện, cơ chế khuyến khích để các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chuyên nghiệp thực hiện sẽ hiệu quả hơn”, đại biểu Nguyễn Phi Thường kiến nghị.
Tham gia đóng góp ý kiến về nội dung này, đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, kinh doanh bảo hiểm là một ngành rất quan trọng, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoản 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Việc có quy định pháp luật này rất cụ thể và phù hợp với thực tiễn, qua đó tạo thuận lợi phát triển thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể như định nghĩa vấn đề bảo hiểm nhân thọ, quy định mức phí đóng bảo hiểm… trong dự thảo Luật sửa đổi là chưa chính xác.
Đại biểu Phạm Đức Ẩn (Đoàn thành phố Hà Nội) |
Dẫn ví dụ về vấn đề này, đại biểu Phạm Đức Ẩn cho biết, nhiều người dân mua bảo hiểm năm thứ 2, thứ 3 rồi nhưng không đóng tiếp được nữa thì sẽ bị thiệt rất nhiều khi hợp đồng không quy định rõ đâu là mức phí, bảo hiểm. Cùng với đó là vấn đề trục lợi bảo hiểm trong thời gian qua đã có, thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp bảo hiểm mà với cả xã hội. Ví dụ, doanh nghiệp thành lập một thời gian và hủy hoại tài sản để được hưởng lợi từ bảo hiểm…
Trước đó, tại phiên làm việc ngày 22/10, trình bày Tờ trình về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được xây dựng nhằm mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Kinh doanh bảo hiểm với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Theo đó, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) gồm 8 chương, 156 điều, quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
Thẩm tra về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm như các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; kiến tạo, phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quả, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh và cùng với thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán trở thành các kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17