Đại biểu đề nghị đánh giá kỹ hơn nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng cao
Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả |
Tổng thu ngân sách Nhà nước 252.054 tỷ đồng
Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã thảo luận tại tổ về lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Theo đó, các tổ đại biểu HĐND Thành phố đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, chất lượng về lĩnh vực kinh tế - xã hội với 40 lượt đại biểu phát biểu, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu HĐND. Qua thảo luận, các đại biểu đánh giá cao sự chủ động, kỹ lưỡng, bám sát chỉ đạo của Thành ủy trong công tác chuẩn bị kỳ họp của Thường trực HĐND Thành phố. Đánh giá cao các báo cáo, tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, đặc biệt chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố. Đồng thời đại biểu cho rằng việc lựa chọn các nội dung quan trọng về lĩnh vực kinh tế - xã hội để đại biểu thảo luận là đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn cũng như những vấn đề cần quan tâm.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Việt (tổ huyện Mỹ Đức) phát biểu tại thảo luận tổ. |
Về kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024, các đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của Thành phố trong triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết, Chương trình của Thành ủy và của HĐND Thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định từ cuối năm 2023 và nội dung triển khai công tác năm 2024.
Trong bối cảnh tình hình chính trị của thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, biến động phức tạp, khó lường, Thành phố đã tích cực tập trung triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bức tranh kinh tế của Thủ đô có kết quả nổi bật và được đại biểu đánh giá cao: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện là 252.054 tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán, tăng 12,5% so với cùng kỳ; vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt 208.784 tỷ đồng, tăng 9,55% - cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 9,0%). Các ngành kinh tế thương mại, dịch vụ được duy trì tăng trưởng; du lịch được phục hồi với nhiều chỉ số tích cực…
Thành phố đã quan tâm đến triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…; tích cực xây dựng và phối hợp các bộ, ban, ngành Trung ương tiếp thu, hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 trình Quốc hội cho ý kiến. Đặc biệt Thành phố đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi để báo cáo Chính phủ và được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 vừa qua với tỷ lệ tán thành cao. Đây là các căn cứ pháp lý rất quan trọng để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển, tạo cơ chế đột phá, huy động tối đa nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.
"Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, đánh giá cao việc Hà Nội đã chủ động xây dựng Dự thảo Luật; Luật được Quốc hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao. Với các quy định phân cấp, phân quyền "mạnh", đây là cơ sở pháp lý để cho Hà Nội thực hiện thuận lợi các nhiệm vụ", đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ quận Hoàng Mai) nêu.
Đại biểu Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội thảo luận tổ. |
Đại biểu Nguyễn Việt Hà, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm cho rằng, Hà Nội trình Quốc hội 3 cơ chế vô cùng quan trọng là Luật Thủ đô, 2 nội dung liên quan đến quy hoạch Thủ đô. Đây là hành lang pháp lý quan trọng cần sớm đưa vào thực hiện. Đại biểu cũng cho rằng quá trình tổ chức thực hiện, xây dựng, ban hành cơ chế để cụ thể hóa Luật Thủ đô theo thẩm quyền, kể cả thẩm quyền của HĐND cũng như thẩm quyền của Chính phủ, thời gian còn 6 tháng, nếu không làm sớm, không tập trung và không giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan tham mưu nội dung này, sẽ khó để khớp được thời gian thi hành luật từ 1/1/2025.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Việt (tổ huyện Mỹ Đức), dù Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, nhưng ngay bây giờ, Thành phố cần có đề án tổng thể, tranh thủ nguồn lực về cơ chế, chính sách để khi có hiệu lực, các chính sách ngay lập tức đi vào cuộc sống.
Các đại biểu cũng đánh giá cao Thành phố tiếp tục triển khai nhiều dự án, công trình quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt là đánh giá nỗ lực của hệ thống chính trị Thành phố trong việc tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Cùng với đó, công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương của các cơ quan Nhà nước thuộc Thành phố có những chuyển biến tích cực. Việc tổ chức sắp xếp, tinh giản biên chế tại các cơ quan, đơn vị cơ bản đã triển khai có hiệu quả. Văn hóa - xã hội được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng được giữ vững.
Cần có giải pháp quản lý nhà chung cư tái định cư
Đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đã đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. Cụ thể đại biểu đề nghị Thành phố đánh giá kỹ hơn nguyên nhân chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong các tháng đầu năm; các giải pháp từ sớm, từ xa khắc phục tình trạng này trong các tháng cuối năm khi mức lương cơ sở được tăng thêm từ ngày 1/7/2024.
Đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan về thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, mặt nước chưa đạt kết quả cao; trong đó công tác đấu giá đất còn gặp không ít khó khăn (như việc xác định giá khởi điểm còn chậm, số lượng nhà đầu tư quan tâm chưa nhiều…); việc triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với nhiều khu vực chưa đạt kết quả như mong đợi, rất ít nhà đầu tư quan tâm.
Toàn cảnh thảo luận tổ. |
Phân tích cụ thể nguyên nhân chỉ số PCI của Thành phố liên tiếp giảm qua các năm từ 2022 đến 2023 và các khó khăn trong thực tế triển khai. Bổ sung, đánh giá làm rõ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đất đai của các đơn vị trên địa bàn Thành phố. Bổ sung thêm các nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc số lượng doanh nghiệp giảm so với năm 2023; công tác hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả như mong đợi.
Cho rằng công tác quản lý nhà chung cư tái định cư, quỹ nhà chuyên dùng, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước còn bất cập, các đại biểu đề nghị Thành phố có biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý hiệu quả.
Đồng thời đại biểu đề nghị Thành phố đánh giá rõ thêm vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc để tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện trên nhiều tuyến đường phố vẫn đang tồn tại; vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm lấn chiếm hành lang đê điều, vi phạm trên đất công ích, đất nông nghiệp chưa được giải quyết triệt để.
Nguyên nhân việc triển khai các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông và công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gần chậm chuyển biến; việc đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm lớn tại các làng nghề vào khu sản xuất tập trung còn chậm, khó khăn trong động viên, thuyết phục người sản xuất; tình trạng rác thải, nước thải, ô nhiễm không khí tại khu vực đô thị vẫn là vấn đề tồn tại nhiều năm chậm được giải quyết.
Cùng với đó, Thành phố cần làm rõ thêm nguyên nhân tình trạng quá tải ở các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên; tình trạng thiếu thuốc, vắc xin, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế công lập khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Phân tích rõ hơn tình trạng quá tải học sinh tại một số địa bàn, khu vực; khắc phục tình trạng chênh lệch chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành; khắc phục tình trạng dạy thêm không đúng quy định… Đánh giá rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở nhằm có giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Tình trạng cháy nổ còn diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy còn cao tại các khu vực ngõ hẻm đông dân cư, khu vực kinh doanh kết hợp cho thuê trọ, khu vực kho xưởng lợp tôn trong các quận nội thành… đề nghị phân tích, đánh giá rõ nguyên nhân để có có biện pháp phòng chống cháy nổ tốt hơn trong thời gian tới…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bí thư Thành ủy Hà Nội tham gia Lễ Phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
Tỷ giá USD hôm nay (14/9): Đồng USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn vẫn ở mức cao nhất lịch sử
Giá vàng hôm nay (14/9): Vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, xác lập kỷ lục mới
Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/9: Ngày nắng, đêm có mưa rào
Tiếp nhận hơn 775,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Tin khác
Thay đổi thời gian kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố để tập trung khắc phục hậu quả mưa bão
Chỉ đạo - Điều hành 12/09/2024 21:18
Hà Nội xem xét điều chỉnh đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công
Chỉ đạo - Điều hành 12/09/2024 17:05
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân
Chỉ đạo - Điều hành 10/09/2024 19:34
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu trực 24/24h ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông
Chỉ đạo - Điều hành 10/09/2024 08:02
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”
Chỉ đạo - Điều hành 10/09/2024 06:19
Hà Nội yêu cầu rà soát các cầu vượt sông và cấm xe qua các cầu yếu
Chỉ đạo - Điều hành 09/09/2024 18:13
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3
Chỉ đạo - Điều hành 08/09/2024 22:44
Giải tỏa cây đổ trên các tuyến phố chính của Hà Nội xong trước ngày 12/9
Chỉ đạo - Điều hành 08/09/2024 20:10
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ
Chỉ đạo - Điều hành 08/09/2024 15:01
Hà Nội: Cam kết trong ngày 8/9 sẽ khắc phục toàn bộ sự cố về điện do ảnh hưởng của bão số 3
Chỉ đạo - Điều hành 08/09/2024 14:15