Đại biểu đề nghị bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm
Giá thuốc cần được kiểm soát để hạn chế việc tăng giá Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc cho phép bán thuốc qua mạng |
Chiều 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào bán online
Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) quan tâm đến quy định về áp dụng thương mại điện tử, bán thuốc online. Đại biểu cho rằng, chúng ta quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà giờ lại tính tới bán thuốc online thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất khó phát hiện và xử lý. Theo đại biểu, các nội dung của dự thảo Luật về bán thuốc qua sàn giao dịch điện tử còn rất đơn giản và rời rạc, chưa đủ tính khả thi.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng đề nghị, tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua thương mại điện tử. Còn đối với thuốc không kê đơn, việc áp dụng thương mại điện tử phải được cân nhắc ở giai đoạn khi nền pháp lý được hoàn thiện chặt chẽ và phải được tổ chức trong một khuôn khổ an toàn và trật tự hơn. Chứ như hiện nay, đại biểu cho rằng, chưa phải là giai đoạn chín mùi bởi công tác chuẩn bị chưa đầy đủ.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga đề cập đến chuyển cơ chế từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” đối với các hoạt động thông tin và quảng cáo thuốc
Đại biểu cho rằng, hiện nay, chúng ta vẫn đang áp dụng cơ chế quản lý “tiền kiểm” đối với quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng. Nhưng thực tế, hoạt động quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng vẫn tồn tại rất nhiều bất cập, nhiều quảng cáo phóng đại, gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng tràn lan trên các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, gây bức xúc trong cử tri và nhân dân.
Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội |
“Thực hiện chế độ “tiền kiểm” mà chúng ta vẫn còn đang vướng, khó quản lý như vậy thì liệu rằng khi chuyển sang chế độ “hậu kiểm” chúng ta có thể thực hiện quản lý được không”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo thuốc có tính chất rất khác với các nội dung mà chúng ta đã từng đặt ra vấn đề “hậu kiểm”. Ví dụ như phổ biến phim trên không gian mạng trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh. Phim ảnh là phản ánh những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày, những vi phạm thường là liên quan đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
Người tiếp cận, tiếp xúc rất có thể dễ dàng nhận thấy những phim có nội dung vi phạm để thông báo, phản ánh tới các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Nhưng quảng cáo thuốc thì lại khác, mấy ai trong số những người xem quảng cáo có đủ trình độ, chuyên môn để đánh giá xem một sản phẩm thuốc hình thành từ các thành phần khác nhau có công dụng như thế nào, có tác dụng đến đâu để đánh giá được quảng cáo đó có vi phạm, có phóng đại, có gây nhầm lẫn hay không?
“Vì vậy, dù quảng cáo thuốc có vi phạm, người tiếp cận quảng cáo cũng khó có thể phát hiện ra, để phản hồi tới các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý. Nên việc thực hiện chế độ “hậu kiểm” sẽ rất khó khăn.
Do đó, tôi đề nghị vẫn tiếp tục duy trì chế độ hậu kiểm như hiện nay. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác thêm hậu kiểm để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng trong thời gian tới”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu rõ.
Cần bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội) quan tâm đến vấn đề rà soát, bổ sung thuốc và danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả. Theo đại biểu, đây là một nội dung quan trọng, cũng là một trong những vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm hiện nay.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu cho biết, hiện nay, danh mục này đang được quy định tại Thông tư 20 năm 2022 của Bộ Y tế. Thông tư này cũng chỉ bổ sung thêm 7 hoạt chất so với quy định tại Thông tư 30 năm 2018, nhưng những hoạt chất này chỉ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong điều trị Covid-19, trong khi các hoạt chất đó có thể được chỉ định điều trị trong nhiều trường hợp thiết yếu khác.
“Việc chậm ban hành và ít cập nhật danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận các phương thức điều trị mới tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những người đang trông chờ vào bảo hiểm y tế để được khám bệnh, chữa bệnh. Tôi đề nghị luật hóa nội dung này”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị.
Cụ thể, nội dung quy định mới bao gồm các nguyên tắc, điều kiện đưa thuốc vào danh mục; quy trình, thủ tục rà soát, bổ sung thuốc vào danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng cần quan tâm việc cập nhật danh mục. Việc này phải được thực hiện hằng năm và giao Bộ Y tế quy định chi tiết.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, danh mục thuốc thanh toán bảo hiểm y tế được ban hành bằng các Thông tư. Nhưng từ năm 2011 đến nay mới có 4 lần Danh mục thuốc này được bổ sung, cứ 3-4 năm mới ban hành một Thông tư. Đáng nói, mỗi lần bổ sung cũng rất ít ỏi. Ví dụ, ở Thông tư 20 năm 2022, chỉ bổ sung thêm 7 hoạt chất.
“Khoa học, công nghệ tiến nhanh như vũ bão, các thuốc mới ra đời nhanh và nhiều, liên tục xuất hiện nhiều phác đồ điều trị mới, làm thay đổi rất cơ bản chất lượng điều trị bệnh tật, nhất là các bệnh khó, bệnh ác tính của hầu hết trong các chuyên khoa.
Sự chậm trễ (3-4 năm mới bổ sung một lần) và ít ỏi (bổ sung 7 hoạt chất trong 1 lần sửa đổi) như vậy, thực sự đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điều trị cho người bệnh, và đó là nguyên nhân người Việt Nam vẫn không ngừng ra nước ngoài điều trị vì “mới có thuốc và thuốc mới” để điều trị”, đại biểu nói.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Luật Dược sửa đổi cần quy định Danh mục thuốc là công việc của Bộ Y tế và danh mục này phải được bổ sung hằng năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31