Đại biểu thảo luận các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội: Phát huy sự đổi mới, dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, vì dân | |
Tiềm ẩn tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, tín dụng đen sau dịch Covid-19 |
Tại Kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã có 14 ý kiến của các đại biểu tham gia thảo luận. Trong đó có một số ý kiến nổi bật.
Phát huy lợi thế của công nghệ thông tin
Phát biểu đầu tiên tham gia thảo luận, đại biểu Trần Thị Vân Hoa - Giáo sư, Tiến sĩ Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bày tỏ đồng tình với báo cáo thẩm tra của các Ban và nghị quyết về kết quả thực hiện phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và những thành công trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua của Thành phố.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, bên cạnh việc kiên quyết không để dịch bệnh quay lại thì Thành phố cần quan tâm một số vấn đề. Đầu tiên là về mục tiêu tăng trưởng, cần cân nhắc điều chỉnh 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Đại biểu Trần Thị Vân Hoa kiến nghị phát huy các lợi thế của ứng dụng công nghệ thông tin. |
Về giải pháp tăng trưởng, Hà Nội cần quan tâm 2 giải pháp để phát huy yếu tố thành công trong đại dịch vừa qua. Thứ nhất, cần duy trì phát huy các lợi thế của ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh chuyển đổi số, khuyến khích các sở ngành tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hội họp, giải quyết thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí cho người dân; tăng cường tuyên truyền cung cấp thông tin các giải pháp và chính sách điều hành phát triển kinh tế của Chính phủ và Thành phố một cách công khai, minh bạch đến từng người dân, doanh nghiệp để tạo nên quyết tâm của toàn hệ thống chính trị.
Ngoài ra các trường học, bệnh viên, cơ sở y tế cần tiếp tục phát huy thành quả ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chuẩn hóa bài giảng trực tuyến, đầu tư chuẩn hóa hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong dạy và học, đào tạo nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên. Các cơ sở y tế cũng cần đầu tư xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa, cập nhật hoàn thiện hệ thống dữ liệu sức khỏe của người dân, chuẩn bị sẵn các phương án để chăm sóc sức khỏe người dân và nhất cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch trên hệ thống nền tảng số.
Bên cạnh đó, cần khai thác và phát huy các động lực phát triển kinh tế mới bằng cách đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ, khuyến khích khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật số và đưa ra chính sách riêng có của Hà Nội để phát triển lĩnh vực này cũng như kiến nghị Chính phủ về cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới này phát triển.
Phục hồi kinh tế sau dịch
Tiếp tục thảo luận, cơ bản nhất trí với các dự thảo báo cáo của UBND Thành phố, đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ đại biểu Hoàng Mai) cho rằng, Hà Nội là một trong những nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước và là điểm sáng trong chỉ đạo điều hành trước tác động “rung lắc” bất thường của kinh tế - xã hội. Song trước sức ép của cạnh tranh, cộng thêm cú sốc Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp chao đảo.
Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ các doanh nghiệp tiếp cận thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này còn thấp. Do đó cần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thúc đẩy để các doanh nghiệp phát triển, nhất là ở cấp sở, ngành, quận, huyện.
Đại biểu Phạm Đình Đoàn kiến nghị cần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thúc đẩy để các doanh nghiệp phát triển. |
Đại biểu Phạm Đình Đoàn cũng cho rằng, Thành phố cần đánh giá lại quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp, theo hướng mang lại giá trị cao, phù hợp với môi trường đô thị. Đẩy nhanh việc thành lập các cụm công nghiệp theo quy hoạch, đẩy nhanh xây dựng hạ tầng để sớm có mặt bằng thu hút các doanh nghiệp. “Đón làn sóng đầu tư trong và ngoài nước với chiến lược là đón cả đại bàng lẫn chim sâu”, đại biểu Phạm Đình Đoàn kiến nghị.
Bên cạnh đó Thành phố nên thành lập các cơ quan đóng vai trò độc lập, có tiếng nói quyết định, không tham gia quản lý, không có doanh nghiệp sau lưng, không thực hiện cấp phép mà chỉ thực hiện rà soát chất lượng trong việc giám sát tiến trình cắt giảm các rào cản kinh doanh.
Việc xây dựng chiến lược phát triển tổng thể, các cơ chế đặc thù là cần thiết và phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch, tổ chức lại không gian kinh tế hợp lý, kết nối hiệu quả liên kết hợp tác vùng, tận dụng cơ hội chủ động tìm kiếm các mô hình phát triển mới… Đối với các nhà đầu tư, chính sách ưu đãi chưa phải là quan trọng nhất nhưng khi cân nhắc lựa chọn giữa các địa phương, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến việc hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Tập trung phát triển thế mạnh của Hà Nội
Tham gia thảo luận, đại biểu Đỗ Thuỳ Dương (tổ đại biểu Cầu Giấy) đã bày tỏ Hà Nội là trái tim của cả nước nên Thành phố tới đây cần tập trung vào công tác giáo dục, y tế, dịch vụ, thương mại… là thế mạnh của những Thành phố lớn.
Với tư cách là thành viên của ban Văn hoá, xã hội, đại biểu đề xuất thay đổi cách nhìn nhận về các vấn đề văn hoá, xã hội. Ví dụ trước đây chúng ta nhìn giáo dục, y tế là dịch vụ công và đơn thuần cung cấp cho cử tri, nhân dân trên địa bàn thủ đô thì hiện nay chúng ta đã cung cấp dịch vụ cho 5.000 bạn trẻ nước ngoài - học sinh nước ngoai.
Hiện nay đã có rất nhiều gia đình người nước ngoài lựa chọ sống ở Việt Nam và trong tương lai với tình hình dịch bệnh và niềm tin vào sự an toàn của Việt Nam. Họ chọn Việt Nam không phải là đi du lịch, không chỉ là đi du lịch mà sẽ chọn sinh sống ở Việt Nam.
"Giấc mơ sống ở Việt Nam, ăn cơm Việt Nam nhưng ăn lương ở New York có thể trở thành hiện thực cho hàng triệu người. Và đó là cơ hội rất lớn cho chúng ta", đại biểu chia sẻ.
Đồng thời, cần thay đổi cách nghĩ về thị trường nội địa, không chỉ cung cấp cho người dân trong nước mà cần cung cấp dịch vụ cho những người nước ngoài tại Việt Nam, thu hút trí tuệ thế giới về Việt Nam.
Để làm được điều này, cần tăng cường nội lực, khắc phục sự chênh lệch trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến giữa các sở ban ngành, tránh hiện trạng "nơi cung cấp nhanh đến ngỡ ngàng, nơi thì chậm trễ đến ngỡ ngàng".
Cần khảo sát chất lượng dịch vụ tại từng quận huyện, để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Cùng đó, đại biểu đề nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của toàn Thành phố, trong đó có một cách là thay đổi chính sách tính thuế thu nhập cá nhân, nhằm để người dân khôi phục năng lượng và nâng cao chất lượng làm việc.
"Hà Nội có phải là 1 thành phố đáng sống hay không phụ thuộc vào chuyện mỗi một người dân có sống trên địa bàn thành phố Hà Nội có sống xứng đáng với tiềm năng Hà Nội đang có hay không", đại biểu Đỗ Thuỳ Dương kết luận.
Đại biểu Đỗ Thuỳ Dương (tổ đại biểu Cầu Giấy) kiến nghị tập trung phát triển thế mạnh của Hà Nội. |
Du lịch nội địa cần được coi trọng
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 15, đại biểu Nguyễn Minh Chung (tổ đại biểu huyện Thanh Oai) cho rằng, đại dịch Covid-19 cùng các chính sách bảo hộ nội địa của các quốc gia lớn đã làm nổi lên vấn đề bảo toàn, phát huy nội lực của các nước, nên du lịch nội địa cần được coi trọng.
Hà Nội đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch song vẫn cần phát triển mạnh hơn nữa để có sự thay đổi mạnh mẽ trong 6 tháng tới. Về chương trình kích cầu, cần có chương trình trọn gói 3 đêm, 5 đêm… gồm cả tour ăn, uống, ngủ, nghỉ…, nhất là mùa hè này cần khai thác những thế mạnh về văn hóa, của ngon vật lạ của Hà Nội.
Cùng đó, việc quảng bá không chỉ trong Thành phố mà liên kết quảng bá trên toàn quốc, có sự chỉ đạo để phối hợp có quảng bá trên báo, đài của các tỉnh, Thành phố khác.
Đại biểu Nguyễn Minh Chung cũng cho rằng, trước mắt trong lúc này, Thành đã có Nghị quyết 06 về phát triển du lịch, nhưng đến nay chưa có những ưu đãi cụ thể từ các bộ ban ngành, nên Thành phố cần tập hợp kiến nghị từ các nhà đầu tư về các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí… để có chính sách, kiến nghị cụ thể với Chính phủ, Quốc hội, như về vay vốn ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các chi phí giảm trừ tác động trực tiếp đến kinh doanh khách sạn…
Quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác quy hoạch
Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu quận Thanh Xuân) nhấn mạnh Thành phố quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác quy hoạch của Thành phố nhất là các quy hoạch lớn, quan trọng như quy hoạch phân khu sông Hồng.
Đại biểu tham gia thảo luận tại Kỳ họp. |
Trong đó, cần phải có một quyết tâm chính trị lớn và ưu tiên cho quy hoạch này để giải quyết các vướng mắc, nhất là các vướng mắc về các văn bản pháp luật của bộ, ngành, Trung ương để đáp ứng nong mỏi của cử tri và nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước.
Bên cạnh đó cần quan tâm đến chính trang xây dựng các tuyến phố nội thành, bao gồm chính trang công trình, kiến trúc, chỉnh trang cây xanh, hè đường, cống thoát nước, hạ ngầm… cùng với việc triển khai thực hiện thiết kế chỉnh trang chi tiết các tuyến phố để nâng tính thẩm mỹ, mỹ quan đô thị cho Hà Nội.
Liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư, đại biểu Đỗ Mạnh Hải (tổ đại biểu quận Long Biên) cho rằng đây là một trong những lĩnh vực tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế xã hội. Tuy nhiên,Thành phố vẫn còn nhiều dự án chậm triển khai.
Ngoài ra, Thành phố còn có những dự án đang triển khai nhưng chậm tiến độ, thường có 3 nhóm nguyên nhân: Giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu. Do đó, đại biểu kiến nghị Thành phố tiếp tục nghiên cứu có cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng linh hoạt hơn nữa.
Đối với các dự án triển khai mới, đại biểu kiến nghị Thành phố cần rút bài học kinh nghiệm từ các dự án chậm triển khai và các dự án triển khai chậm. Khi và chỉ khi Thành phố kiểm soát được năng lực của chủ đầu tư, chuẩn bị dự án một cách bài bản, chắc tay thì mới khởi công. Khi đã khởi công thì phải ấn định ngày hoàn thành, như vậy sẽ khẳng định được hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng cứ khởi công, động thổ nhưng không biết bao giờ hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 21:31
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 16:29
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08