Cứu sống bệnh nhân ngã vào cọc bê tông, bị thanh sắt đâm xuyên người
Ngày 5/12, theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.V (34 tuổi, ở huyện Thường Tín, Hà Nội) trong tình trạng sốc do bị thanh sắt dài khoảng 40cm đâm xuyên thấu từ vùng bẹn qua bờ trên khớp háng và xuyên thủng ra sau mông bên phải.
![]() |
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân. |
Trước đó, anh V bị ngã vào thanh sắt ở đầu cọc bê tông tại công trường xây dựng từ đêm. Do sự việc xảy ra trong đêm, không ai phát hiện, nên bệnh nhân nằm im tại đó đến sáng mới được người đi đường đưa đi cấp cứu.
Ngay sau đó, bệnh nhân được hồi sức chống sốc, kiểm soát huyết động ổn định và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Toàn bộ kíp trực ngoại đã tổ chức hội chẩn cấp cứu, đánh giá tình trạng và nhận thấy, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương thần kinh mạch máu và nguy cơ mất chức năng của chi. Do đó, 2 kíp y bác sĩ đã lập tức tiến hành phẫu thuật.
Kíp thứ nhất xử lý tổn thương mạch máu ở vùng bẹn và đùi. Kíp thứ 2 tiến hành bảo vệ dây thần kinh và bao khớp phía sau. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, thanh sắt đã được rút ra một cách an toàn. Ngoài ra, các tổ chức đụng dập được cắt lọc sạch sẽ, các mảnh gỉ sắt và dị vật được lấy bỏ toàn bộ. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa, bệnh nhân có thể xuất viện.
Tiến sĩ Trần Trung Kiên, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, do tiên lượng được các tổn thương có thể xảy ra khi di chuyển, thay đổi tư thế của bệnh nhân, ê kíp đã sắp xếp để từng chuyên khoa thực hiện thao tác, nhờ đó đã không gây ra thêm bất cứ tổn thương nào khi rút bỏ thanh sắt.
Theo Tiến sĩ Trần Trung Kiên, với các trường hợp bị tổn thương như vậy, điều quan trọng là phải sơ cứu đúng cách, cố định tốt dị vật trong quá trình di chuyển bệnh nhân để các bác sĩ có thể xử trí tốt hơn. Tuyệt đối không được tự ý rút bỏ các dị vật vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
"Bên cạnh đó, các công trường xây dựng cần có các biển báo, rào chắn cẩn thận để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc như trên", Tiến sĩ Trần Trung Kiên khuyến cáo thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58