Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam nhận sai
Chiều muộn ngày 15/8, sau khi đại diện Viện Kiểm công bố bản cáo trạng vụ án kinh tế, tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương, Hội đồng xét xử tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu quá trình thẩm vấn cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam và 27 bị cáo.
Theo cáo buộc, năm 2003, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương giao các khu đất 43 ha và 145 ha cho Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3/2, khi đó là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc Tỉnh ủy Bình Dương).
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam tại Tòa. |
Với cương vị là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 7/2010 rồi Chủ tịch UBND tỉnh từ tháng 1/2015 - 10/2015, ông Nam biết rõ tiền sử dụng đất là nguồn thu ngân sách Nhà nước, bảng giá đất hàng năm được UBND tỉnh ban hành trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là căn cứ để tính tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, ngày 23/11/2012, bị cáo Nam đã cho phép áp đơn giá đất của năm 2006 để tính thu tiền sử dụng đất giao cho Tổng Công ty 3/2 tại thời điểm năm 2012. Viện Kiểm sát cho rằng việc này là trái quy định của pháp luật, dẫn đến hậu quả gây thất thoát ngân sách Nhà nước với số tiền 761 tỷ đồng.
Cũng theo Viện Kiểm sát, để che giấu sai phạm, ông Nam đã chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa các công văn, giấy tờ liên quan 2 khu đất vàng, làm sai lệch bản chất nội dung các văn bản.
Trả lời xét hỏi, bị cáo Trần Văn Nam thừa nhận, mình đã ký hai quyết định năm 2012 và 2013 về việc giao hai khu đất và thu tiền sử dụng đất cho Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương. Tuy nhiên, bị cáo Nam nói rằng, không còn nhớ rõ về nội dung liên quan nghĩa vụ tài chính trong các quyết định này. Bị cáo Nam chỉ nhớ các quyết định đó đều yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo luật định.
Công văn số 344 ngày 23/12/2012 do bị cáo Nam ký duyệt khi đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương là văn bản nêu về việc áp giá đất để tính tiền sử dụng khu đất 43 ha tại tỉnh Bình Dương.
Bị cáo Nam cho biết, mình ký các văn bản trên cơ sở nhận được tờ trình khá đầy đủ nội dung của Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Trong đó nêu, doanh nghiệp đã đóng tiền xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, bị cáo thấy các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bình Dương đã thẩm định nên mới ký duyệt.
Theo lời khai của bị cáo Nam, năm 2012, tỉnh Bình Dương đang tập trung tối đa để làm thành phố mới. Khi đó nghe có doanh nghiệp lớn nhận đất, giá bất động sản lại đang trùng xuống nên bị cáo rất mừng. Sau đó, bị cáo thấy tờ trình khá đầy đủ của Cục Thuế tỉnh Bình Dương nên tin tưởng và làm theo đề xuất của Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
Cũng theo lời khai của bị cáo Nam, ngoài văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, bị cáo còn dựa vào văn bản tham mưu từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương. “Lúc đó, bị cáo rất tin văn bản Cục Thuế tỉnh Bình Dương là đúng. Tuy nhiên đến nay, bị cáo xem lại thì nhận thức được rằng việc áp dụng giá đất như các văn bản bị cáo đã ký được nêu trong cáo trạng là sai”, bị cáo Nam khai.
Liên quan đến hành vi chuyển nhượng 43ha đất và 30% vốn góp của Tổng Công ty 3/2 cho doanh nghiệp khác, bị cáo Nam khai, lúc đó, bản thân đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy. Đầu năm 2018, bị cáo biết đến vụ chuyển nhượng này. Song, đến khi có kết luận thanh tra, bị cáo mới biết việc chuyển nhượng đất là sai.
Bị cáo Nam khai tại cuộc họp giao ban ngày 17/4/2017, Tỉnh ủy đã xem xét đề nghị của Tổng Công ty 3/2 chuyển nhượng 30% vốn góp cho Công ty Tân Phú. Hôm đó, bị cáo vẫn chưa biết khu đất 43 ha đã được chuyển nhượng cho Tân Phú.
Phải đến đầu năm 2018, bị cáo biết Công ty Kim Oanh đã rào chắn khu đất 43 ha. Lúc đó, bị cáo nghĩ đất đã được bán, lại nghe thêm tin đồn "Tỉnh ủy bán đất", nên bị cáo yêu cầu các bộ phận báo cáo lý do khu đất bị chuyển nhượng.
Tuy nhiên, bị cáo Nam khai thẩm quyền thay đổi quyết định chuyển nhượng đất của Tổng Công ty 3/2 thuộc về ông Phạm Văn Cành (cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy).
Đối với cáo buộc của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", bị cáo Nam đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét lại hậu quả và khẳng định không bàn bạc, hợp thức hoá nhằm bao che cho sai phạm tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương.
Cùng trả lời thẩm vấn tại tòa, các bị cáo từng là cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Dương cho rằng, thời điểm tham mưu cho lãnh đạo tỉnh áp giá thu tiền sử dụng đất, các bị cáo nhận thức việc làm của mình là không sai. Nhưng cho đến khi làm việc với Cơ quan điều tra, các bị cáo đã nhận thức lại và thừa nhận sai phạm của mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15
Các mức án trong đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
Pháp đình 17/10/2024 18:22
Bị cáo Trương Mỹ Lan tiếp tục lĩnh án chung thân
Pháp đình 17/10/2024 17:22
Mạo danh Công ty điện lực nhằm chiếm đoạt thông tin khách hàng
Pháp luật 14/10/2024 19:36
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái kháng cáo
Pháp đình 02/10/2024 16:22
Nhân viên cây xăng dùng dao truy sát khách hàng lĩnh án
Pháp đình 27/09/2024 18:42