Cụm trò chơi dân gian độc đáo sắp hoàn thành kịp Hội xuân Cúc Phương 2021
Mê cung “Cúc Phương Kì Thú” - Điểm nhấn đặc biệt của Hội Xuân Cúc Phương 2021Hội Xuân Cúc Phương - Thêm xanh cho cánh rừng giàBướm rừng lộng lẫy ở Vườn quốc gia Cúc Phương |
Cụm trò chơi dân gian được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường đang gấp rút được hoàn thành kịp tiến độ Hội xuân Cúc Phương 2021. Ảnh CPNP |
Theo ông Đỗ Hồng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ (Vườn Quốc gia Cúc Phương), trước nhịp sống hối hả và sự xâm nhập như vũ bão của trò chơi gắn với thiết bị điện tử hiện đại, ban tổ chức muốn du khách dự Hội trải nghiệm với các trò chơi dân gian truyền thống. Đây như là một gợi ý mang hàm nghĩa giáo dục, gợi cho mọi người tìm về với một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc.
Trung tâm của cụm trò chơi này là Ném Còn - trò chơi xuân tiêu biểu của người Mường Cúc Phương cũng như nhiều cộng đồng sắc tộc khác. Hiện vòng còn đã được định vị vào cây còn. Các quả còn cũng đang được các nữ cán bộ của Vườn quốc gia phối hợp với một số Hội viên phụ nữ xã Cúc Phương chuẩn bị. Ngày 04/02 tới (23 tháng Chạp, Canh Tý) Hội xuân lần đầu tiên tổ chức này sẽ vút bay khắp nền trời xanh Cúc Phương những quả còn, mang theo ước vọng về sự bình yên, an toàn và thân thiện.
Các "nghệ nhân" nghiệp dư đang làm việc hăng say không quản ngày đêm gấp rút hoàn thiện các "tác phẩm" độc đáo. Ảnh CPNP |
Ngay lối không gian trung tâm của chuỗi sự kiện, là không khí làm việc hăng say của mấy “nghệ nhân” đặc biệt đang đục, cưa, bào một thân gỗ dài và thẳng. “Chúng mình đang được giao thi công một chiếc bập bênh đặc biệt. Một hai hôm nữa là xong thôi. Bà con cô bác dự Hội xuân năm nay sẽ tha hồ vui chơi nhé”, Kiểm lâm viên Phạm Trung Lập, một “nghệ nhân” phấn khởi chia sẻ. Được biết, để đa dạng cho cụm trò chơi, đáp ứng nhu cầu vui xuân của du khách, ban tổ chức quyết định lắp đặt một chiếc bập bênh của người Hà Nhì. Thân bập bênh dài khoảng 10 mét, bà con vừa có thể bập bênh lại vừa có thể xoay tròn nó được.
Trò chơi vệ tinh tiếp theo là một cột đu ấn tượng. Trò này được ban tổ chức bố trí gần cột ném còn. Các tình nguyện viên của “Thư viện Trò chơi”, nhóm các bạn sinh viên một số trường đại học tại Hà Nội đam mê trò chơi dân gian đang tích cực phối hợp với cán bộ của Vườn quốc gia để kịp hoàn thành. Anh Nguyễn Văn Bảy, cán bộ Giáo dục môi trường của Vườn cho biết: “Tiêu chí số một của chúng tôi là tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt đối an toàn khi du khách trải nghiệm trò này”. Anh Bảy cũng không quên gửi lời mời tới du khách gần xa, hãy đến với đại ngàn Cúc Phương trong dịp Tết năm nay để vui xuân cùng cánh rừng già.
Anh Nguyễn Duy Hiển, Hướng dẫn viên của Vườn là người được giao phụ trách nhóm làm các bộ Cà Kheo. Họ đang đo, cắt và lắp ghép những đoạn thân tre đực vào mộng, gia cố chân kheo. “Chúng em đang cố gắng để khi khách sử dụng, chân sẽ bám kheo để đi được quãng dài, vừa an toàn, vừa vui”, anh Bùi Trường Giang, thành viên đội thi công bộc bạch. Được biết, Ban tổ chức Hội xuân cho biết, xung quanh không gian Hội, sẽ cho đóng hàng chục bộ cà kheo phục vụ du khách các lứa tuổi. Đến với Hội xuân, trải nghiệm với trò vận động rất thú vị này sẽ là một điểm nhấn trong lòng du khách.
Ngày 04/4 sắp tới (23 tháng Chạp năm Canh Tý), sau nghi thức dựng cây nêu truyền thống theo đúng bản sắc người Mường ở khu vực, rừng Cúc Phương sẽ chính thức khai hội “Thêm Xanh Cho Cánh Rừng Già”. Cụm trò chơi dân gian độc đáo, cùng với mê cung “Cúc Phương Kỳ Thú” và nhiều hoạt động, sự kiện ấn tượng khác, sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách trên chuỗi ngày du xuân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Tin khác
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ
Xã hội 18/12/2024 20:44
Tại sao Giáng sinh lại có màu đặc trưng là đỏ, trắng và xanh lá?
Cộng đồng 17/12/2024 20:25
Điều ít biết về ngôi chùa 300 tuổi ngự tại vườn Văn
Cộng đồng 17/12/2024 09:09
Mênh mang nhớ mùa nhãn chín
Cộng đồng 16/12/2024 13:42
10 sự kiện nổi bật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2024
Cộng đồng 15/12/2024 16:00
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội 13/12/2024 12:12
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về rau, hoa, quả quy mô lớn
Cộng đồng 13/12/2024 12:11