Công tác hộ tịch luôn là điểm sáng trong cải cách thủ tục hành chính
Hà Nội: Hoàn thiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, y tế, hộ tịch, đất đai Thực hiện hiệu quả dịch vụ công mức độ 4 trong công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch |
Sáng 18/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc Tổng kết 6 năm triển khai, thi hành Luật Hộ tịch.
Công dân Việt Nam có thể đăng ký hộ tịch theo cách thuận tiện nhất
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, Luật Hộ tịch có hiệu lực từ 1/1/2016, đánh dấu bước tiến quan trọng, góp phần bảo đảm thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả đăng ký, quản lý hộ tịch trong cả nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, với những kết quả đạt được, công tác hộ tịch luôn là điểm sáng trong công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, nhận được sự hài lòng của người dân. “Những kết quả tích cực trong 6 năm thi hành Luật Hộ tịch là đáng ghi nhận, tự hào”, Thứ trưởng nói.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho rằng, còn một số việc chưa được thực hiện tốt, thiếu thống nhất, hiệu quả. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân do gần 20 ngàn cán bộ tư pháp hộ tịch hiện nay đang phải đảm đương nhiều công việc, trong khi đó, điều kiện làm việc và các nguồn lực dành cho công tác này còn hạn chế. Vì vậy, Thứ trưởng hy vọng Hội nghị tổng kết sẽ là dịp để đánh giá đầy đủ các kết quả đã đạt được, chỉ ra tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đưa ra các kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện Luật Hộ tịch.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, với vai trò cơ quan chủ trì trong triển khai Luật Hộ tịch, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, giúp công tác hộ tịch đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn trong công tác hộ tịch, hiện đại hóa việc đăng ký, thống kê hộ tịch, nâng cao tỷ lệ đăng ký hộ tịch của người dân.
Bà cho rằng, hiện nay công dân Việt Nam có thể đăng ký hộ tịch theo cách thuận tiện nhất, nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký khai tử và một số sự kiện hộ tịch khác cần được cải thiện. Trong đó, vấn đề mấu chốt là thúc đẩy công tác phối hợp, quan tâm bố trí nguồn lực, kinh phí cho các địa phương.
Bà Naomi Kitahara cũng cho biết, thời gian tới, trong quá trình tiếp tục thực thi Luật Hộ tịch và Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024, UNFPA cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công tác này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đăng ký hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại
Trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết, đại diện Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp cho biết, sau 6 năm triển khai thi hành, Luật Hộ tịch đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, lâu dài cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; thay đổi phương thức đăng ký hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, thuận lợi cho người dân.
Toàn cảnh hội nghị. |
Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác đăng ký, thống kê hộ tịch. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử dần được hình thành với hàng chục triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, khai tử, nhận cha, mẹ, con, đăng ký giám hộ, đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch tiếp tục được đẩy mạnh cải cách, tạo thuận lợi cho người dân. Tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh tăng hàng năm; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 98,8%.
63 tỉnh, thành phố đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; triển khai Đề án 06; đẩy mạnh cung cấp các thủ tục đăng ký hộ tịch trực tuyến, nhất là 3 thủ tục thiết yếu: đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn. Việc số hóa sổ hộ tịch cũng đang được các địa phương chú trọng triển khai...
Sớm hoàn thiện việc cung cấp đăng ký hộ tịch trực tuyến
Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện, việc triển khai xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực; đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch còn thiếu tính ổn định… Trong tổng số gần 10.600 đơn vị hành chính cấp xã, vẫn còn gần 3.550 Ủy ban nhân dân cấp xã (chiếm hơn 33%) chỉ bố trí một công chức tư pháp, hộ tịch, trong đó không ít đơn vị đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng công chức đào tạo chuyên ngành khác được bố trí làm công tác hộ tịch...
Về trình độ chuyên môn, các địa phương chưa bảo đảm 100% công chức làm công tác hộ tịch có trình độ chuyên môn phù hợp. Trong số gần 18.360 công chức cán bộ hộ tịch toàn quốc thì hơn 17.300 người có trình độ từ trung cấp luật trở lên (chiếm hơn 94%), chuyên môn khác 993 người (chiếm 5,4%) và còn 22 người (0,1%) chưa qua đào tạo...
Từ thực tiễn này, Bộ Tư pháp đề xuất các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một công chức chuyên trách về hộ tịch, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Các địa phương cần đẩy nhanh việc số hoá sổ hộ tịch, bảo đảm lưu trữ đầy đủ dữ liệu của người dân, phục vụ tra cứu, kết nối, chia sẻ dữ liệu hộ tịch.
Đặc biệt, sớm hoàn thiện việc cung cấp đăng ký hộ tịch trực tuyến đối với tất cả các thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31