Công nhân không gửi con vào nhóm trẻ gia đình thì gửi ở đâu?
Chủ cơ sở Mầm Xanh bạo hành trẻ bị bắt tạm giam | |
Chọn trường mầm non cho con: Công nhân trăn trở đủ đường |
Có lẽ hồi chuông này chưa có dấu hiệu ngừng lại bởi chỗ gửi trẻ cho con công nhân chưa bao giờ hết bức bách!
Một vụ bạo hành trẻ mầm non được phát hiện - Ảnh cắt từ clip (Nguồn: NLDO) |
Tại TPHCM, theo kế hoạch của chính quyền TP, từ nay đến năm 2020, TPHCM sẽ triển khai 22 dự án xây dựng trường mầm non dành cho con công nhân tại các KCN-KCX, hiện đã có 14 dự án được hoàn thành.
Năm học 2016-2017, TPHCM đưa vào hoạt động 3 trường mầm non dành cho con công nhân đang làm việc ở các KCX-KCN gồm: Trường Mầm non Hoàng Yến (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức), Trường Mầm non Hoa Đào (phường Linh Trung) và Trường Mầm non KCX Tân Thuận (quận 7).
Có lẽ TPHCM đã rất cố gắng. Tuy nhiên, với số lượng có hạn và một nhu cầu vô hạn, số lượng con công nhân được gửi vào các trường này như giọt nước bỏ bể.
Họ, những công nhân rời bỏ làng quê vào miền Nam, tìm đến những miền đất hứa, ngày đêm vắt kiệt sức trong những nhà máy và đổi lại là một tương lai mờ mịt với tiền lương không đủ sống, không đủ lo cho con mình một chỗ ở tốt, một chỗ học đàng hoàng. Những người lao động nhập cư, con cái của họ luôn luôn phải xếp hàng sau những đứa trẻ có hộ khẩu tạm trú ở thành phố khi xin vào học ở các trường công lập.
Cực chẳng đã, các trường công, họ chẳng muốn phân biệt những đứa trẻ “hộ khẩu” với những đứa trẻ “tạm trú” nhưng các trường vẫn phải lựa chọn. Bởi trường lớp, chỗ ngồi có hạn, họ không thể “bao” hết tất cả những đứa trẻ là con của công nhân ngoại tỉnh.
Xã hội hóa công tác giáo dục, trường tư thục, dân lập, nhóm trẻ gia đình ra đời là nhu cầu tất yếu bởi nếu không có những nơi này, con công nhân biết gửi ở đâu?
Nhiều công nhân khi thấy con mình sợ hãi khi nhắc về “đến trường” rồi rùng mình ớn lạnh khi thấy những clip các bảo mẫu hành hạ những đứa trẻ, đôi khi trong đó có cả con mình. Nhưng sau đó thì sao? Những công nhân còn lựa chọn nào khác để gửi con không?
Không thể quản lý theo kiểu “phát hiện bảo mẫu bạo hành rồi đóng cửa nhà trẻ” rồi sau đó là “cho rà soát lại tất cả nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ” như cách làm bấy lâu nay. Trong khi chúng ta loay hoay nghĩ cách quản lý, nhà trẻ thiếu thốn thì ngoài kia, bao nhiêu đứa trẻ sẽ là nạn nhân tiếp theo của những vụ bạo hành?
Theo Khánh Ninh/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31