Chọn trường mầm non cho con: Công nhân trăn trở đủ đường

Không có hộ khẩu Hà Nội, con chưa đủ 36 tháng tuổi hay nhà không có ông bà ở cùng… là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ huynh làm công nhân, nhân viên văn phòng thu nhập thấp phải chấp nhận gửi con ở trường tư, khi tiền học của con chiếm phần khá lớn khoản thu của bố mẹ. 
chon truong mam non cho con cong nhan tran tro du duong 6 điều cần cân nhắc khi chọn trường mầm non cho con
chon truong mam non cho con cong nhan tran tro du duong Xây trường mầm non cho con CNLĐ khu công nghiệp: Việc làm cấp bách

Nỗi lo “hợp lý và an toàn”

Câu chuyện chọn trường học công lập hay tư thục cho trẻ mầm non đã không còn quá mới mẻ với những phụ huynh sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn như Hà Nội. Nhiều năm qua, đến hẹn lại lên, đầu năm học mới khi các con tới trường cũng là lúc các ông bố, bà mẹ có mức thu nhập thấpmới hoàn tất cuộc đua tìm kiếm một địa chỉgửi con đảm bảo “gần nhà, giá cả hợp lý và an toàn”.

chon truong mam non cho con cong nhan tran tro du duong
Nhiều phụ huynh có 2 con học mầm non, thu nhập không đủ chi cho con đi học.

Vợ chồng chị Nguyễn Hồng Minh (27 tuổi, quê Nam Định) hiện cùng làm việc tại KCN vừa và nhỏ Từ Liêm thở phào nhẹ nhõm khi cậu con trai 17 tháng tuổi đã hòa nhập được với bạn bè trong lớp. Kể về quá trình trước khi cho con đi học, chị Minh tâm sự: “Sau khi sinh, tôi đã phải nghỉ việc để hai mẹ con ở nhà trông nhau, thu nhập trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương văn phòng của chồng, nhiều lúc rất túng thiếu”.

Do hai vợ chồng phải tự lực về kinh tế nên chị Minh đã không thể kéo dài hơn quá trình ngồi ở nhà trông con. Khi con trai tròn 15 tháng tuổi, chị đã quyết định gửi con đi trẻđể mẹ còn phải đi kiếm tiền. “Thời gian đầu chúng tôi phải nhờ ông ngoại ở dưới quê lên, sáng đưa đi chiều đón cháu về sớm. Nhà cửa thuê khá chật chội, lúc ông ngoại còn ở trên này gia đình cứ phải thay nhau người nằm trên giường, người nằm dưới đất”- chị Minh nhớ lại quãng thời gian con mới đi học.

Ngoài nỗi lo về tiền bạc, chị Minh cũng như nhiều bà mẹ khác luôn sợ hãi việc chọn nhầm trường cho con, nhất là khi dư luận đã nhiều lần chứng kiến những câu chuyện bạo hành trẻ mầm non xảy ra ở trường tư hoặc nhóm nhà trẻ tư.

Nói về vấn đề này, chị Minh chia sẻ: “Thời gian đầu mới đi học, gần 20 bé thì con mình nhỏ nhất lớp, bé khóc rền khản cả tiếng đến mức không nói được khiến tôi sốt ruột lắm, ăn không ngon ngủ không yên. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, đi thuê trọ nên biết làm sao được, phải chấp nhận và khắc phục dần dần thôi”.

Để có được chỗ học đúng ý cho con, vị phụ huynh này đã phải tìm hiểu kỹ càng thông tin từ những hàng xóm xung quanh có con theo học tại trường mầm non tư thục. Hiện tại, con trai chị Minh học trường mầm non tư gần nhà với giá 1,4 triệu đồng/tháng, trong đó học phí 700.000 đồng, tiền ăn 20.000 đồng/bữa, tiền giữ thêm ngoài giờ là 10.000 đồng/1 giờ.

Chị Nguyễn Thị Thúy Đào (phường Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) có 2 con nhỏ, đứa lớn 6 tuổi và đứa nhỏ hơn 2 tuổi. Mặc dù có hộ khẩu thành phố, song chỉ đứa lớn được học trường công còn đứa nhỏ do chưa đủ 36 tháng tuổi nên vẫn phải gửi trường tư. “Mọi năm, trường công có lớp cho trẻ 2,5 tuổi nhưng năm nay tôi nghe mọi người nói vì Đề án phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh ở các trường tư dồn hết về đây dẫn đến quá tải, nhà trường không thể mở thêm lớp cho các bé nhóm tuổi thấp hơn”, chị Đào tiếc nuối cho biết.

Bà mẹ 2 con cũng tâm sự thêm, trước đây học phí của đứa lớn ở trường tư xấp xỉ 1,5 triệu đồng, còn hiện tại đứa nhỏ là 2 triệu đồng, bao gồm cả tiền ăn đã khiến gia đình thỉnh thoảng gặp khó khăn về tài chính. Ông bà lại không sống cùng nên một thời gian dài chị Đào phải ở nhà chăm con, gần đây mới đi làm lại nên thu nhập của mẹ không đủ chi tiền học cho con.

Do đó, về lâu dài chị Đào vẫn xác định: “Cũng như chị gái, khi nào bé thứ hai đủ tuổi vào trường công tôi sẽ đăng ký cho cháu học”. Lý do chị Đào đưa ra là môi trường công lập dễ chịu hơn về mọi thứ hơn, ngoài vấn đề học phí phù hợp thì trường công mang lại cho phụ huynh cảm giác an toàn hơn. Học sinh có phần bạo dạn hơn, được giao tiếp và được hoạt động nhiều so với môi trường chật hẹp của trường tư, đặc biệt các bé phải tự lập nên nhiều tiến bộ hơn.

Bàn thêm cảm giác an toàn ở môi trường học, chị Đào kể: “Trước khi cho con đi học, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghe ngóng xem môi trường nào ổn hơn. Thời gian đầu, buổi sáng đưa con lên muộn hơn một chút, buổi chiều đón sớm hơn để con thích nghi từ từ và quan sát các cô.Cũng may, những trường hợp bạo hành như trên mạng tại trường con tôi chưa có, Sau một thời gian tiếp xúc, cảm thấy tin tưởng với các cô, đồng thời thấy con mình về nhà không có vấn đề gì tôi mới yên tâm được”.

Gỡ rối cùng phụ huynh

Đánh giá về tình trạng trên, bà Nguyễn Thị Hiếu- Phó Vụ trưởng (Vụ Giáo dục Mầm non- Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phát triển nhanh, nhất là ở các thành phố, thị xã, khu đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) đã góp phần làm giảm tình trạng quá tải trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Tuy nhiên, do tình trạng tăng dân số cơ học ở các địa phương có nhiều KCN, KCX, khu đô thị nên nhu cầu gửi trẻ ở độ tuổi mầm non, nhất là độ tuổi nhà trẻ (dưới 36 tháng tuổi) ngày càng tăng. Trong khi điều kiện của các trường mầm non công lập không đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ dưới 36 tháng tuổi, vì yêu cầu cao về định biên giáo viên/lớp, số trẻ trên lớp. Do đó, việc gửi trẻ tại các nhóm trẻ tư thục là lựa chọn thích hợp đối với phụ huynh. Các nhóm lớp này nằm trong các khu dân cư, thời gian giữ trẻ linh hoạt phù hợp bố mẹ làm theo ca, tiện đưa đón...".

Bà Nguyễn Thị Hiếu thông tin thêm, thời gian qua để giải quyết tình trạng trên ngành giáo dục và đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu KCN, KCX đến 2020” theo Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cũng như đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/5/2015 về việc thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX.

Cụ thể, ngành giáo dục đã tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục trẻ cho người chăm sóc trẻ ở các nhóm lớp mầm non tư thục ở khu vực KCN, KCX. Đồng thời yêu cầu các địa phương cần quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương; tích cực tham mưu ban hành các chính sách đặc thù của địa phương, để phát triển mạng lưới trường lớp, đặc biệt là ở các khu đông dân cư, KCN; khuyến khích phát triển giáo dục mầm non theo hướng xã hội hoá đáp ứng nhu cầu tới trường của trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Tính đến nay, nhiều địa phương đã có chính sách, giải pháp riêng, có các mô hình phối hợp hỗ trợ, quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập tốt như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Long An, Bình Phước...

“Riêng trong năm học này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp các ban ngành chức năng kiểm tra nắm tình hình tại một số tỉnh và sơ kết 2 năm thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX để từ đó có các giải pháp hiệu quả hơn”, bà Hiếu cho biết.

Mai Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động