Cổng làng Trung Nha: Tích xưa một thủa hào hùng
Độc đáo cổng làng Bưởi | |
Cổng làng Yên Thái, in đậm dấu xưa |
Khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về lịch sử, thăng trầm của những chiếc cổng làng ở giữa thủ đô Hà Nội trong đó có cổng làng Trung Nha, nhiều người dân ở phường Nghĩa Đô đều lắc đầu tiếc nuối. Họ tiếc bởi chiếc cổng làng Trung Nha, một cổng làng hiếm hoi ở Hà Nội còn giữ nguyên vẹn dấu ấn của cổng làng xưa.
Cổng làng Trung Nha hiện đã được xây ở vị trí mới nhường cho tuyến đường huyết mạch nối với cầu Nhật Tân (ảnh Đ.Đ) |
Với một cái cổng bề thế tựa như tam quan của chùa, có nóc mái và một cây đa cổ thục mọc ngay cạnh cổng, tán lá bao phủ cả một vùng…Xưa kia, mỗi khi nhìn cổng làng Trung Nha, người ta lại thấy gợi lên hình ảnh một làng quê êm đềm, gần gũi đến lạ kỳ…giờ đây, chiếc cổng ấy đành “khoác” lên mình “chiếc áo mới” và nhường cho con đường nối đến cây cầu Nhật Tân, cây cầu huyết mạch giao thông nối Hà Nội với thế giới.
“Khi mở đường giao thông nối với cầu Nhật Tân, chiếc cổng làng đã được lên kế hoạch di rời, hoặc đập đi xây lại theo nguyên mẫu. Khi đó, mặc dù người dân ở đây phản đối quyết liệt, nhưng cuối cùng chiếc cổng làng cũng không thể giữ nổi. Giờ đây, một chiếc cổng mới được mọc lên nằm chắn giữa gốc đa và được xây dựng theo nguyên mẫu cũ, thế nhưng, phần hồn của chiếc cổng thì đã mất. Trước khi người ta đập bỏ chiếc cổng làng, tôi đã phải thuê người đến chụp lại từng góc cổng làng, để có thể lưu giữ hình ảnh chiếc cổng làng cho con cháu đời sau”, anh Trung, một người dân làng Nghĩa Đỗ chia sẻ.
Nói đến lịch sử của chiếc cổng làng Trung Nha, hầu hết các cụ cao niên trong làng Trung Nha đều không ai có con số chính xác năm ra đời của cổng. Thế nhưng các cụ đều bảo rằng, khi còn “Nằm ngửa trong vòng tay của mẹ thì đã thấy cây đa cổ thụ lắm rồi, cổng làng cũng đã rêu phong. Cách đây hàng nghìn năm khu này trên bến dưới thuyền, đông đúc và nhộn nhịp lắm”…
Cụ Tư, một người dân ở làng Trung Nha cũng cho biết, mẹ nhà văn Tô Hoài trước đây cũng là người làng Trung Nha. Trước khi mất nhà văn có trăng trối lại rằng, đến khi ông mất đi phải cho ông đi qua cổng làng, cây đa và khu bãi đất là nơi thai nghén lên tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký và bãi đất rộng cách cổng làng vài trăm mét năm nào, chính là nơi ngày xưa những thiếu niên, con trẻ của làng đều đổ dế mèn ở bãi đất rộng ấy và tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký cũng được lấy bối cảnh chính ở cổng làng Trung Nha.
Nói về lịch sử cổng làng Trung Nha, các cụ cao niên trong làng cho biết, đã có những tài liệu cho rằng, cổng làng này chính là nơi tu luyện của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Đây cũng chính là nơi đầu tiên của thành Thăng Long xưa đã đón Lý Công Uẩn dời đô từ Thăng Long về Hà Nội. Khi đó, Lý Thái Tổ đi lên thành Thăng Long bằng đường sông, từ sông Hoàng Long di chuyển lên sông Hồng rồi qua sông Thiên Phù (là đường Lạc Long Quân ngày nay) mới vào kinh thành. Do đó, chính dân chúng Trung Nha ngày xưa là những người Thăng Long đầu tiên tổ chức đón Lý Công Uẩn…
Không chỉ vậy, theo người dân làng Trung Nha, cổng làng cũng là nơi chứng kiến tướng quân Trần Công Tích thi tuyển người tài bằng hội thi Thổi cơm. Khi giặc Tống sang, nhà Trần cử tướng quân nghênh chiến, ngang qua khu đất rộng ở làng Trung Nha liền dừng lại để tổ chức thổi cơm thi, tuyển người tài. Trong tiếng trống đánh trận thình thịch, những người tham gia vừa rước mía, vừa thổi cơm, ai hoàn thành sớm nhất thì được tuyển.
Hội thi năm ấy, hai chị em bà Lê Hồng Lương, Lê Quế Lương thắng, được chọn là vợ Trần Công Tích, cùng theo ông ra trận đánh thắng giặc Tống. Trên đường quay trở về, đến đúng cây đa và cổng làng Trung Nha thì Trần Công Tích hóa về trời, từ đó địa điểm này được chọn để thờ phụng Trần Công Tích, được phong là thành hoàng làng.
Hiện nay, ngay trước cổng làng vẫn có một tấm bia, được gọi là bia Hạ Mã. Chuyện kể lại rằng, trước đây, ông Lý Tố đỗ quan, về qua cổng làng nhưng vẫn ngồi trên lưng ngựa vì cho rằng mình là quan, không cần xuống ngựa. 3 ngày sau Lý Tố hộc máu tươi mà chết. Nhà Vua thấy cổng làng thiêng quá nên làm bia hạ mã đặt trước cổng làng để bất cứ ai đi ngang qua cổng làng, cây đa đều phải xuống ngựa, người nào đội mũ thì phải ngả mũ xuống để tỏ sự tôn trọng…
Câu chuyện về lịch sử gắn liền với dấu tích của cổng làng Trung Nha có lẽ sẽ còn mãi, thế nhưng, chiếc cổng làng xưa cũ năm nào, giờ đã được thay thế bằng một chiếc cổng mới. Mặc dù người dân làng Trung Nha đã làm hết sức với mong muốn giữ gìn di tích, thế nhưng chiếc cổng vẫn bị phá đi để rồi phục dựng lại ngay bên cạnh để nhường đường cho con đường huyết mạch của Thủ đô.
Vẫn biết, để có được con đường huyết mạch chúng ta phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ, trong đó có cả câu chuyện liên quan đến cổng làng Trung Nha. Thế nhưng thiết nghĩ, làm lại một cái cổng không hề khó, nhưng để thổi vào chiếc cổng ấy hồn cốt của làng, những phong ba bão táp mà chiếc cổng làng đã chứng kiến cũng như những dấu ấn lịch sử hào hùng đã ghi đậm nơi cổng làng, thì chắc hẳn có bỏ ra cả trăm bạc tỷ cũng không thể phục dựng lại được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35