Cổng làng Yên Thái, in đậm dấu xưa
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ | |
Hồn quê giữa lòng Hà Nội |
Cổng làng tựa thế rồng bay…
Hà Nội, với chiều dài lịch sử nghìn năm văn hiến, không khó hiểu vì sao trong lòng Thủ đô lại chứa đựng hàng trăm, hàng nghìn di tích lịch sử có giá trị. Trong những giá trị cổ xưa ấy, người dân Hà Thành vẫn luôn tự hào về chiếc cổng làng, trong đó có cổng làng Yên Thái (ngõ 562 Thụy Khuê bây giờ) nổi tiếng. Trên cổng làng còn ghi dòng chữ “Mỹ tục khả phong” có nghĩa là phong tục tốt đẹp, đủ để thấy dân Yên Thái được trọng vọng như thế nào.
Cổng chính làng Yên Thái hiện nay. |
Theo ông Nguyễn Quang Luân (71 tuổi) - Trưởng Tiểu ban Quản lý di tích An Thái, một người con của làng Yên Thái thì xưa, làng Yên Thái có 3 thôn: Thôn Đoài, còn gọi là An Thái Đoài, có cổng Giếng; thôn Thọ có cổng Hầu, cổng Xanh; thôn Đông có cổng Đông. Những cổng này đều thông với quan lộ và mang những nét riêng biệt, nhưng tụ hội làm nên một địa danh đi vào ca dao, tục ngữ cổ xưa của Việt Nam ta. Trong số những cổng ra vào làng thì cổng Giếng ở thôn Đoài là cổng to nhất, bề thế nhất.
Cổng có kết cấu như một gian nhà lớn, hai cánh cổng lim có trụ quay đặt trên lưng hai con sấu đá. Với khẩu độ rộng, xây tường hồi bít đốc, bước lên xuống qua 3 bậc (tam cấp), mở ra có thể nhìn thấy toà Phương Đình hai tầng tám mái xây cạnh giếng. Toà Phương Đình này, dân gian gọi là Cầu Vuông, (là nơi truyền hiệu lệnh của hàng huyện về làng xã). Bên Cầu Vuông là giếng làng. Giếng Yên Thái có nước trong nổi tiếng, đã đi vào ca dao: Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát/ Đường Yên Thái gạch lát dễ đi.
Làng Yên Thái có địa thế rất đẹp, nằm trên đồi Kim Quy, thế đạp sơn (núi Tam Thai), làng lượn theo thế rồng bay. Đầu rồng ngay ở đầu làng, hai mắt là hai giếng khơi, một mắt chính là giếng nước ngay trước cổng làng, một mắt ở thôn Tiên Thượng (làng Tân), vì thế nó còn có tên gọi khác là cổng Giếng.
Từ xa xưa, người làng Yên Thái chỉ thích gọi tên cổng làng là cổng Giếng, vì hình ảnh giếng nước đã đi sâu vào tiềm thức dân gian qua câu ca dao: “Kìa giếng Yên Thái như kia/ Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh”. Giếng nước ngay trước cổng làng khá to, gọi là Long Tỉnh - nghĩa là Giếng Rồng.
..Và những bí ẩn phía sau cổng làng
Theo tư liệu để lại, trước đây người làng Yên Thái không chỉ nổi tiếng làm giấy dó, loại dành để tiến cử triều đình (khi làm sử dụng nước ở Giếng rồng), mà còn chứa đựng biết bao dấu tích. Cụ Lý Khắc Kính (84 tuổi) - một người con làng Yên Thái cho biết: “Trước đây làng Yên Thái có mấy cổng đi lại, ngoài cổng chính của làng là cổng Giếng, còn có hai cổng phụ là cổng Hầu, cổng Canh (cổng Xanh)”.
Sở dĩ có tên cổng Hầu là bởi, ngay ở cổng vào làng có nhiều bậc quan lại, trí sĩ. Những vị quan hay chữ một thời, nay về nghỉ lập dinh tại đây, họ thường tự hào về tài học. Do đó, ở cổng Hầu có đôi câu đối: Tô Thuỷ tuần hoàn văn phái viễn/ Lý thành tả trĩ bút phong cao (dịch nghĩa là: Dòng Tô Lịch đưa văn phái toả xa/ Thành nhà Lý sánh cao cùng sức bút). “Ngày trước, cách cổng Hầu không xa là nhà một vị quan có tiếng của triều đình, người đầu tiên của làng đỗ đạt. Chính vì thế mà làng trọng vọng, xây nhà lầu gác tía cho quan, cử người canh gác. Người dân có việc đến nhờ vả chầu chực đợi giờ vào hầu quan rậm rịch đêm ngày” – cụ Kính chia sẻ.
Trong sách về cổng làng của Vũ Duy Huân từng mô tả: “Cổng này ngày mở ra đêm khép lại để ngăn ngừa cướp bóc. Đêm trong cổng có điếm canh lập loè ánh sáng bùi nhùi. Có giá đựng giáo, mã tấu, sừng trâu đen bóng làm tù và. Đêm đêm, đám tuần phiên đến đây nhận việc, cắt cử nhau bảo vệ làng”.
Cũng theo cụ Kính, tên từ thời xa xưa của cổng Canh còn được gọi là cổng Khanh, để đối lại với cổng Hầu, ý là những người được phong tước cao nhất triều đình (Công, Hầu, Khanh, Tướng). Cụ Kính khẳng định, các cụ ngày xưa rất uyên thâm, hiểu biết, họ đặt tên cổng đều có những ý nghĩa nhất định, không chỉ đơn thuần là cổng có nhiệm vụ canh gác mà đặt thành Canh.
Hiện nay, tư liệu về làng Yên Thái, về cổng làng đã bị mai một. Nhắc về làng Yên Thái, người ta chỉ còn nhớ, đây là ngôi làng đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, trong cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Nhớ đến những câu ca dao nổi tiếng về làng Yên Thái: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”, ẩn sau tất cả niềm tự hào ấy, là nỗi buồn mênh mang của cụ Kính và người dân nơi đây, bởi con cháu đời sau không còn ai hứng thú với việc sưu tầm tài liệu về gốc tích về làng mình nữa, ai sẽ giữ gìn…
Phạm Thanh Hảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35