Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982:

Công cụ pháp lý để bảo vệ chủ quyền, lãnh hãi

(LĐTĐ) Ngày 16/11/1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Công ước Luật Biển 1982) bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương.
cong cu phap ly de bao ve chu quyen lanh hai Biển trời ta là của ta
cong cu phap ly de bao ve chu quyen lanh hai Tự hào những “pháo đài thép”
cong cu phap ly de bao ve chu quyen lanh hai Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

Công ước Luật Biển 1982 là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục, với hơn 1.000 quy phạm pháp luật; được coi là “Hiến pháp của đại dương”. Công ước Luật Biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Công ước Luật Biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán…Một số nội dung quan trọng đã được quy định trong Công ước Luật Biển 1982 như sau:

cong cu phap ly de bao ve chu quyen lanh hai
Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý, trong đó có Công ước về Luật Biển năm 1982 để khẳng định chủ quyền lãnh thổ với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh minh họa)

1. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với vùng lãnh hải mà họ có quyền thiết lập với chiều rộng không quá 12 hải lý. Tuy vậy, chủ quyền này không phải là tuyệt đối vì tầu thuyền nước ngoài được phép “đi qua vô hại” trong vùng lãnh hải. Tàu thuyền và máy bay được phép “đi quá cảnh” qua các dải hẹp, eo biển được sử dụng cho hàng hải quốc tế.

2. Ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định dựa trên các quy tắc áp dụng cho lãnh thổ đất liền, nhưng đối với đá không thể có con người sinh sống hoặc không có đời sống kinh tế sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Quốc gia có biên giới với eo biển có thể điều tiết lưu thông hàng hải và các khía cạnh khác liên quan đến đi lại, lưu thông..

3. Quốc gia quần đảo, được tạo thành bởi nhóm hoặc các nhóm đảo liên quan gần gũi và những vùng nước tiếp liền, sẽ có chủ quyền đối với vùng biển nằm trong các đường thẳng được vẽ bởi các điểm xa nhất của các đảo, vùng nước bên trong các đảo được gọi là vùng nước quần đảo, và các quốc gia này có thể thiết lập các đường đi lại cho tầu thuyền và hàng không, trong đó các quốc gia khác có thể được hưởng quyền qua lại các quần đảo bằng các tuyến đường biển đã định.

4. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa 200 hải lý, đối với tài nguyên thiên nhiên và một số hoạt động kinh tế, và thực hiện quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và tự do hàng không và tự do đặt dây cáp ngầm và đường ống.

5. Quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý có quyền tham gia trên cơ sở công bằng trong việc khai thác một phần thích hợp trong số phần dư dôi của các tài nguyên sống trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển trong cùng khu vực hoặc tiểu khu vực; các loài di cư như cá hoặc sinh vật biển được bảo vệ đặc biệt.

6. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa (khu vực đáy biển của quốc gia) trong việc việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa. Thềm lục địa có thể kéo dài ít nhất là 200 hải lý từ bờ biển, và có thể kéo dài không quá 350 hải lý trong những điều kiện cụ thể.

Quốc gia ven biển chia sẻ với cộng đồng quốc tế phần lợi tức thu được do khai thác tài nguyên từ bất cứ khu vực nào trong thềm lục địa của quốc gia đó khi nó kéo dài quá 200 hải lý. Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa (được thành lập theo Phụ lục II trong Công ước Luật Biển 1982) sẽ có ý kiến đối với quốc gia liên quan về ranh giới ngoài của thềm lục địa khi nó kéo dài quá 200 hải lý.

7. Tất cả các quốc gia đều có quyền tự do truyền thống về hàng hải, bay qua, nghiên cứu khoa học và đánh cá trên vùng biển quốc tế. Các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau trong việc thông qua các biện pháp để quản lý và bảo tồn các tài nguyên sống trên biển.

8. Các quốc gia có chung biên giới với biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc quản lý tài nguyên sống, có chính sách và hoạt động về môi trường cũng như nghiên cứu khoa học. Các quốc gia không có biển có quyền tiếp cận với biển và được tự do quá cảnh thông qua nước quá cảnh để ra biển. Các quốc gia phải ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của mình để kiềm chế những sự ô nhiễm đó.

9. Tất cả các nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tuy vậy, hầu như trong tất cả mọi trường hợp, quốc gia ven biển có trách nhiệm đồng ý với đề nghị của các quốc gia khác khi việc nghiên cứu được tiến hành vì mục đích hoà bình và đã thực hiện một số yêu cầu chi tiết. Các quốc gia cam kết tăng cường phát triển và chuyển giao kỹ thuật biển trong những điều kiện “công bằng và hợp lý” có tính đến đầy đủ những lợi ích hợp pháp.

10. Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hoà bình các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và áp dụng Công ước. Các tranh chấp cần được trình lên Toà án quốc tế về luật biển (được thành lập theo Công ước), trình lên Toà án công lý quốc tế hoặc trọng tài. Toà án có quyền tài phán riêng biệt đối với những tranh chấp liên quan đến khai thác ở đáy biển.

Với ý đồ độc chiếm Biển Đông, vừa qua Trung Quốc đã ngang nhiên cho thành lập hai huyện Tây Sa, Nam Sa ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời có các hành động gây rối Biển Đông trong bối cảnh các nước đang ra sức chống dịch Covid-19.

Trước hành động của Trung Quốc, phía chúng ta trong tháng 3 và tháng 4 đã gửi 02 Công Hàm (số 22, 24) lên Tổng Thư ký Liên hiệp quốc để tiếp tục khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán, quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời, cũng khẳng định việc Trung Quốc thành lập hai huyện đảo là vô giá trị.

Sau khi Công ước Luật Biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này.

Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.

Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải. Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. Tham gia Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam, quốc gia ven biển, được thừa nhận có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước, khoảng gần một triệu km2, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Công ước Luật Biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp để bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa và các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển.

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh những chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hoà bình từ lâu đời đối với hai quần đảo, Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi lý, ngang ngược của Trung Quốc đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích biển Đông, vốn là vùng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam…

Luật sư Nguyễn Văn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với 20 đối tượng. Trong đó, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Nhung và N.T.M.K về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây rối trật tự công cộng
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

(LĐTĐ) Sau nhiều năm không thi đấu, huyền thoại Mike Tyson đã trở lại so găng ở một trận đấu quyền anh chuyên nghiệp với youtuber Jake Paul. Dù thất bại nhưng huyền thoại quyền anh Mike Tyson cũng nhận được số tiền lên đến 20 triệu USD.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

(LĐTĐ) Chị T (trú tại Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. "Bố đơn thân" gửi cho chị T một đường link, nhờ thao tác giúp. Khi đã "bay" mất 4 tỷ đồng, chị T mới nghi ngờ bị lừa và ra cơ quan Công an trình báo...
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

(LĐTĐ) Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính (CCHC) và Vòng Chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC thành phố Hà Nội năm 2024. Tại đây, với tiểu phẩm “Phố trong làng - iHanoi”, Văn phòng UBND Thành phố xuất sắc đạt giải Nhất.
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính thành phố Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính (CCHC) là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công. Giao diện này là công cụ hỗ trợ hiệu quả để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính, hướng tới 3 “phi”: phi địa giới hành chính, phi trung gian, phi vật chất...

Tin khác

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh.
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi), với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị xây dựng 2 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, ngày 15/11, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn nhấn mạnh, đến thời điểm này đã hội tụ đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tạo vận hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh, vươn lên, vươn nhanh.
Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh, giữ ổn định mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật hiện hành.
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chuyển phân bón, máy móc nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế 5%.
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Xem thêm
Phiên bản di động