Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi

(LĐTĐ) Việc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố sớm cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp các học sinh, nhà trường giải tỏa áp lực, có định hướng và chiến lược ôn tập cụ thể ngay từ đầu năm học.
Đề thi minh họa kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia: Sẽ hiếm điểm 10 Phù hợp với mục tiêu khảo sát chất lượng

Nhiều câu hỏi dạng thức mới

Nhằm giúp học sinh lớp 9 năm học 2024 - 2025 cũng như cán bộ, giáo viên các trường học trên địa bàn Thành phố có định hướng cụ thể để tổ chức dạy học, ôn tập hiệu quả, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 - kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cuối tháng 8 vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa cho kỳ thi này. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, cấu trúc định dạng đề thi là căn cứ quan trọng để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa: Giúp học sinh vững kiến thức “vượt ải” kỳ thi
Thí sinh Hà Nội tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. (Ảnh: P.T)

Một trong những điểm mới của đề minh họa so với đề chính thức của những năm trước là tăng cường các dạng thức trắc nghiệm, gồm: Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, trắc nghiệm đúng/sai, trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Nội dung đề thi cũng có sự tăng cường hợp lý một số yếu tố liên quan đến ứng dụng thực tiễn nhằm từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học.

Ngoài ra, trong đề thi còn có sự xuất hiện của 2 môn học tích hợp mới là: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006), Lịch sử và Địa lí. Nếu như trước đây, 5 môn học này đứng đơn lẻ thì theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn học được tích hợp thành 2 bộ môn, do đó đề thi cũng sẽ được thiết kế tích hợp. Ở đề thi Khoa học Tự nhiên, kiến thức sẽ dàn trải ở cả 3 môn học với 40 câu hỏi. Môn Lịch sử và Địa lí cũng có 40 câu hỏi. Cấp độ tư duy của các câu hỏi ở mức nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Tiếp cận với cấu trúc định dạng và đề minh họa, nhiều thầy cô giáo nhận định, đề thi minh hoạ được biên soạn rõ ràng, đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo chuẩn “đầu ra”, tạo sự đổi mới trong phương thức kiểm tra đánh giá theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các đề tự luận phù hợp với thời lượng 120 phút/môn, trắc nghiệm phù hợp với thời lượng 60 phút/môn. Nội dung các đề trải nhiều mạch nội dung và đơn vị kiến thức của từng môn, tăng cường tính mở và vận dụng những đơn vị kiến thức từ thực tiễn.

Dẫn hướng cho việc dạy - học

Thở phào, vui mừng khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa, Nguyễn Tuấn Anh (học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình) bày tỏ: “Em và các bạn trong lớp rất vui vì sớm được biết cấu trúc định dạng cũng như đề minh họa của các môn. Em sẽ tập trung nghiên cứu các đề minh họa để có định hình cụ thể hơn trong việc học tập”.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (giáo viên Trường Trung học cơ sở Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm), việc Sở GD&ĐT Hà Nội sớm công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần dẫn hướng cho học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý các nhà trường trên địa bàn Thành phố trong công tác tổ chức dạy, học, ôn tập.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Hiệp (Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình) cho biết, ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, nhà trường đã họp hội đồng, trao đổi với các tổ bộ môn để xây dựng phương án dạy học và kiểm tra đánh giá bám sát theo cấu trúc đề thi minh họa ở tất cả các khối lớp. Nhà trường cũng thống nhất sẽ triển khai kiểm tra đánh giá định kỳ theo Chương trình mới để học sinh nắm được định dạng, phom đề…

Tương tự, tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông), nhà trường đã triển khai kế hoạch và lộ trình học tập kết hợp ôn luyện nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, đảm bảo các em được chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn sẽ luôn theo sát từng học sinh để kịp thời hỗ trợ, tư vấn phương pháp học tập hiệu quả.

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 4 cấp Trung học cơ sở thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó với học sinh lớp 9 là năm đầu tiên. Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông.

Đây cũng là năm học đầu tiên lứa học sinh lớp 9 của các nhà trường sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá. Các nhà trường thực hiện việc đánh giá học sinh theo quy định, bảo đảm không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, trong đó lưu ý xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kỳ của môn học phù hợp với kế hoạch dạy học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT...

Phạm Thảo

Nên xem

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

(LĐTĐ) Đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cần xem xét tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng sát sao chuẩn bị các nội dung đại hội, nhất là văn kiện đại hội; đồng thời làm tốt công tác chuẩn bị cấp ủy khóa tới, nhân sự cấp ủy thực sự là tinh hoa, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định, sẵn sàng cống hiến vì Thành phố, quê hương, đất nước.
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung tháo gỡ sớm nhất mọi vướng mắc của Thủ đô trong các lĩnh vực: Quy hoạch, đất đai, môi trường… để Hà Nội phát huy cao nhất những tiềm năng vốn có, phát triển xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô.

Tin khác

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông từ trường học

(LĐTĐ) Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh luôn là vấn đề được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cùng các nhà trường chú trọng triển khai; qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Xem thêm
Phiên bản di động