Công an Hà Nội tiếp nhận nhiều đơn trình báo bị lừa sau khi nghe cuộc điện thoại "lạ"
Hà Nội tiếp nhận hơn 35 nghìn cuộc gọi về công tác phòng, chống dịch Hà Nội: Tăng cường ngăn chặn cuộc gọi rác, tin nhắn rác |
Thủ đoạn mạo danh các cơ quan chức năng
Ngày 5/11, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 300 triệu đồng bằng hình thức tự xưng nhân viên ngân hàng gọi điện lừa đảo.
Ngày đầu tiên của tháng 11/2021, Công an phường Ngọc Lâm, quận Long Biên nhận được đơn trình báo của bà L (73 tuổi; trú tại quận Long Biên, Hà Nội) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt 310 triệu đồng. Theo đơn trình báo, khoảng đầu tháng 10-2021, bà L nhận được điện thoại từ một đối tượng xưng là nhân viên ngân hàng thông báo bà L đang có đơn kiện vì nợ tiền...
Sau đó đối tượng kết nối máy cho bà L gặp một người xưng là Công an và yêu cầu bà phải chuyển tiền để kiểm tra xem có nợ ngân hàng không, khi điều tra làm rõ sẽ trả lại tiền cho bà. Tin lời của các đối tượng, bà L đã rút toàn bộ tiền tiết kiệm để chuyển vào tài khoản mà đối tượng cung cấp.
Mặc dù đã được nhân viên ngân hàng tư vấn về thủ đoạn lừa đảo, nhưng bà L vẫn chuyển 310 triệu đồng cho các đối tượng. Sau một tuần, bà L liên lạc lại với các đối tượng để đòi tiền nhưng không được. Lúc này bà L mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Trước đó, ngày 5/10, Công an phường Kim Giang, quận Thanh Xuân nhận được đơn trình báo của bà A (63 tuổi) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt 860 triệu đồng.
Theo đơn trình báo, bà A nhận được điện thoại từ các đối tượng tự xưng là công an, kiểm sát viên thông báo, bà A có liên quan tới một vụ án. Các đối tượng yêu cầu bà A phải chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng cung cấp để kiểm tra.
Sau khi thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng, bà A. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
![]() |
Công an Hà Nội tiếp nhận nhiều đơn trình báo bị lừa sau khi nghe cuộc điện thoại "lạ". (Ảnh minh họa: Minh Tiến) |
Cũng nhắm vào nạn nhân là người cao tuổi và thủ đoạn giả danh Cơ quan điều tra gọi điện thoại dọa liên quan đến tội phạm, ông H (65 tuổi, ở quận Ba Đình, Hà Nội) sau khi nghe cuộc gọi điện thoại từ số điện thoại lạ đã chuyển 1,6 tỉ đồng cho đối tượng lừa đảo.
Theo đó, vào ngày 26/8, ông H đến Công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình trình báo việc nhận được cuộc gọi điện thoại từ một đối tượng. Kẻ này nói tài khoản ngân hàng của ông có liên quan đến vụ án ma túy.
Đối tượng đã yêu cầu ông H chuyển tiền vào tài khoản để kiểm tra. Ông H ra ngân hàng chuyển tiền rồi thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng 1,6 tỉ đồng. Sau đó ông H mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Chỉ trước đó ít hôm, với thủ đoạn tương tự, một nạn nhân khác trẻ hơn cũng đã "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo. Cụ thể ngày 22/8, Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai tiếp nhận đơn trình báo của chị T (42 tuổi) về việc nhận được một cuộc điện thoại từ một đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực.
Người này thông báo thẻ căn cước công dân của chị T có đăng ký dịch vụ điện tại thành phố Hồ Chí Minh và đang nợ tiền. Sau đó, đối tượng tiếp tục nói căn cước công dân của chị đứng tên 1 tài khoản ngân hàng liên quan đến 1 vụ buôn bán ma túy và yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để xác minh.
Sau thời gian gọi điện thoại, chị T đã cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và mã OTP cho đối tượng. Kẻ lừa đảo sau đó đã rút mất 520 triệu đồng trong tài khoản của chị T. Lúc này chị T mới biết mình bị lừa và đến cơ quan công an trình báo...
![]() |
Cơ quan Công an đang hướng dẫn bị hại làm đơn trình báo. (Ảnh minh họa: Minh Tiến) |
Theo Công an quận Long Biên, đây chỉ những vụ việc điển hình trong rất nhiều trường hợp bị lừa đảo qua điện thoại trong thời gian gần đây. Kẻ gian đều sử dụng thủ đoạn cũ nhưng lợi dụng nội dung, thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật đánh vào tâm lý hoang mang, lo sợ khiến người dân mất cảnh giác.
Người dân cần cảnh giác tránh bị “mắc bẫy”
Theo Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội, nhiều năm nay nạn lừa đảo giả danh cơ quan chức năng bùng phát rất mạnh. Không chỉ người dân ở các thành phố lớn mà ở nhiều tỉnh thành nông thôn, miền núi cũng đã sập bẫy của chúng, bị chiếm đoạt số tiền từ vài trăm triệu lên đến hàng tỷ đồng. Mặc dù Cơ quan công an đã nhiều lần khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, song dường như lại chỉ mới đến được một bộ phận nhân dân.
Cơ quan công an cho hay, đa phần nạn nhân là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân lo sợ bị mất uy tín nên có trường hợp không trình báo với cơ quan công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Đặc biệt, thời gian qua các đối tượng trong các đường dây lừa đảo giả danh liên tục thay đổi, bổ sung các chi tiết trong màn kịch của chúng, để khiến cho bị hại mất cảnh giác. Quá trình gọi điện thoại cho bị hại, đối tượng luôn tạo cho bị hại có cảm giác lo sợ, không có thời gian suy nghĩ về các nội dung mà đối tượng cung cấp, từ đó “điều khiển” bị hại đến phòng giao dịch ngân hàng rút tiền từ tài khoản tiết kiệm để chuyển vào số tài khoản đối tượng cho sẵn.
Bên cạnh đó, để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương và không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra.
![]() |
Một đối tượng trong đường dây giả danh công an gọi điện thoại lừa đảo bị bắt giữ. |
Trước tình trạng này, Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm phòng, chống tội phạm lừa đảo giả danh, trong đó đã ra nhiều thông báo đến Công an các quận, huyện, thị xã, Công an phường... về việc tăng cường đưa các thông tin cảnh báo đến người dân và đặc biệt là đến từng chi nhánh ngân hàng để phối hợp ngăn chặn; tăng cường thông tin với các phương tiện thông tin đại chúng...
Theo Đại tá Hà Mạnh Hùng, Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, thời gian vừa qua, nhiều vụ lừa đảo giả danh Cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát... xảy ra trên địa bàn quận đã bị chặn đứng nhờ sự phối hợp của ngân hàng và Cơ quan công an.
Công an quận Hoàn Kiếm đề nghị các ngân hàng, phòng giao dịch ngân hàng, nhân viên giao dịch tiếp tục phối hợp chặt chẽ với công an quận trong việc đặt biển cảnh báo. Đồng thời, các ngân hàng cần nâng cao tính bảo mật thông tin của khách hàng, kiểm tra, thẩm định kỹ các giấy tờ cá nhân của người có giao dịch với ngân hàng để hạn chế, không để xảy ra các vụ lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt tài sản
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP và chuyển tiền cho các đối tượng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, nhân dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), không chỉ điện lực, nhiều lĩnh vực khác cũng có thể sẽ gặp phải những tình huống giả mạo qua số điện thoại. Vì vậy, ngày 11/6 vừa qua, NCSC đã ra mắt Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng (https://tinnhiemmang.vn) cung cấp các chứng nhận tín nhiệm giúp người dùng nhận biết nhanh, chính xác các tổ chức, website, hệ thống và thiết bị tin cậy ngăn ngừa các cuộc tấn công lừa đảo, tạo dựng niềm tin số cho người dùng khi sử dụng dịch vụ trên không gian mạng. Chẳng hạn, với trường hợp giả mạo các số điện thoại của ngành Điện lực, người dùng chỉ cần truy cập vào địa chỉ https://tinnhiemmang.vn là có thể xác thực được số điện thoại đang liên hệ có phải là của các đơn vị thuộc EVN hay không. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp

TP.HCM: Khởi công, khánh thành nhiều công trình chào mừng Lễ 30/4

Tái hiện hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh
Tin khác

Hiệu quả từ mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 26/03/2025 11:09

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy trên các tuyến sông trọng điểm
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 22/03/2025 21:11

Đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/03/2025 15:58

Giám đốc Công an Hà Nội tặng Giấy khen cho cán bộ tổ công tác 141
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 12/03/2025 16:23

Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 12/03/2025 13:25

Giám đốc Công an Hà Nội: Tập trung hoàn thành việc bố trí cán bộ tại Công an cấp xã
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 11/03/2025 16:17

Công an Hà Nội thông báo về các địa chỉ trụ sở tiếp nhận, giải quyết công việc, phục vụ nhân dân
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 05/03/2025 21:14

Công an Hà Nội công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ sau sắp xếp
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 28/02/2025 17:10

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi
Đời sống 27/02/2025 15:58

Công an Hà Nội kết thúc hoạt động đối với 30 Công an cấp huyện
Nhịp sống Thủ đô 21/02/2025 07:37