Còn nhiều thách thức từ xử lý các dự án yếu kém

(LĐTĐ) Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất nhiều thách thức trong xử lý các dự án yếu kém gắn với điều kiện phát triển thị trường.
Quyết liệt xử lý các dự án yếu kém Tập trung gỡ vướng các dự án kém hiệu quả ngành Công Thương

Nhiều dự án đã hồi sinh

Sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.

Đây là kết quả khởi sắc có được từ nhiều nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Còn nhiều thách thức từ xử lý các dự án yếu kém
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đang sắp về đích.

Liên quan đến việc các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, hiện đã có 1 doanh nghiệp là DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi. 4 dự án, doanh nghiệp khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gồm Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ) cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

Tại tọa đàm “Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo”, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Để 5 dự án trên được đưa ra khỏi danh mục theo dõi của Ban Chỉ đạo là cả một quá trình dài. Bộ Công Thương đã tập trung xử lý cao độ và có những tranh luận, thảo luận. 5 dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể, đó là khắc phục thua lỗ, thậm chí đã có lãi. Đây cũng là cơ sở để đưa các dự án ra khỏi diện theo dõi, từ đây tạo sự chủ động cho doanh nghiệp hoạt động.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tú - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết: Tập đoàn có 4 dự án, trong đó có 2 dự án phân bón urea với tổng công suất 1,06 triệu tấn; 2 dự án phân bón phức hợp DAP với tổng công suất 660.000 tấn.

Trong thời gian vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, các bộ ngành, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã bám sát sự chỉ đạo, đặc biệt là chương trình hành động 4269, các kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo Chính phủ để triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh...

“Thứ nhất, chúng tôi phải thực hiện ngay việc tiết giảm chi phí, rà soát lại toàn bộ chi phí không cần thiết để cắt giảm. Thứ hai là chúng tôi thực hiện hợp lý hóa quy trình sản xuất ở tất cả các khâu. Ở đây chúng tôi rà soát các quy trình và con người cũng như những vướng mắc tại 1 trong 4 dự án. Ví dụ số lượng đầu mối từ khi bước vào dự án là 32 thì đến thời điểm này còn 24 đầu mối.

Cùng với đó, chúng tôi tiếp tục cắt giảm, ứng dụng công nghệ thông tin, hợp lý hóa quy trình sản xuất. Số lượng định biên lao động ban đầu là khoảng hơn 2.000, bắt đầu vào dự án còn 1.700, giờ chỉ còn hơn 1.200 (bằng 60% định biên)… Những công việc này chúng tôi thường xuyên rà soát. Ngoài ra, về quản trị chi phí nguyên liệu đầu vào, giờ đã tiệm cận các mức nghiệm thu”, ông Nguyễn Hữu Tú chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Nguyễn Hữu Tú cũng nhấn mạnh, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn đưa ra những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý nhất cho bà con nông dân. Vừa qua thị trường xuất khẩu thuận lợi, xuất khẩu nông sản là 48,6 tỷ USD, cũng có đóng góp của ngành phân bón nhưng ngược lại cũng tạo điều kiện cho ngành phân bón phát triển.

Chính vì vậy, sau sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành thì năm 2021 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét so với năm 2020. Cụ thể dự án DAP Hải Phòng đã đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách 12 dự án yếu kém cần xử lý, hiện tại kinh doanh bền vững. Ba dự án còn lại, đến năm 2021, dự án đạm Hà Bắc lần đầu tiên sau 5 năm đi vào vận hành và đã có lãi; dự án đạm Ninh Bình và dự án DAP số 2 Lào Cai cũng đã cắt lỗ hàng nghìn tỷ.

Vẫn còn nhiều thách thức

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận. Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn rất nhiều thách thức. Đa số các chuyên gia kinh tế đều nhận định rằng, nguyên nhân các dự án nghìn tỷ yếu kém được nhận diện là tồn tại về tài chính để lại quá lớn, tổng mức đầu tư hầu hết phải điều chỉnh lên cao so với dự toán ban đầu. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu bằng nguồn vay với lãi suất cao, khi đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo thì đã thua lỗ nặng nề. Một số không còn vốn chủ sở hữu, hầu hết không có khả năng trả nợ đến hạn.

Theo ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương, 12 dự án bắt đầu từ rất lâu, có những dự án được chuẩn bị từ năm 2005-2009. Những khó khăn của các dự án cũng rất đa dạng như tổng mức đầu tư tăng lên, chi phí vay vốn cao.

Cũng có những vấn đề của thị trường như như phân bón và nhiên liệu sinh học. Có những dự án vướng ở vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở cấp cao nhất đã có sự chỉ đạo rất sát sao và quyết liệt đối với các dự án này.

Ông Nguyễn Hùng Dũng - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chia sẻ: Đối với Tập đoàn Dầu khí, mọi người vẫn nói có 5 dự án nhưng tôi muốn làm rõ hơn, thực chất 5 dự án này không hoàn toàn của Tập đoàn.

Ví dụ dự án Bình Phước, Tập đoàn chỉ chiếm 29%, phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối. Thứ hai là Dự án Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Tập đoàn nắm 35%, 65% là các doanh nghiệp bên ngoài nắm. Nên việc tham gia chỉ đạo, điều hành hoặc có can thiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp này là rất khó.

Dự án thứ ba là Dự án Nhiên liệu sinh học miền Trung do các công ty con của Tập đoàn chi phối. Khi triển khai Dự án này, giá dầu là 120-130 USD/thùng. Nhưng khi hoàn thành, do khủng hoảng năng lượng, giá dầu xuống và dự án không hiệu quả.

Tuy nhiên Tập đoàn cũng rất nỗ lực có những chỉ đạo điều hành, báo cáo các cấp có thẩm quyền, trước đây là Bộ Công Thương và sau này là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, có sự quan tâm, hỗ trợ giúp xử lý các vấn đề tồn tại. Ông Nguyễn Hùng Dũng cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách để Tập đoàn Dầu khí xử lý dứt điểm toàn bộ các dự án này.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, để xử lý các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, đem lại hiệu quả tốt nhất có thể, phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản. Cần xem xét từng dự án, đánh giá kỹ, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho từng dự án. Khi xử lý cần tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả, thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với thị trường./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần IV với hơn 16.000 tựa sách và hơn 30 chương trình giao lưu, ra mắt sách, hoạt động tương tác dành cho thiếu nhi trong dịp hè tại Đường sách Thành phố.
Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

(LĐTĐ) Tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Nam Từ Liêm tổ chức, các chuyên gia đã giải đáp gần 30 câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động, đặc biệt là nhận diện và tránh xa "bẫy tín dụng đen"...
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

(LĐTĐ) Sau 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay trở lại với nhiều hoạt động sôi nổi và các màn trình diễn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng thăm quan và chiễm ngưỡng.
Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội về thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn ngành lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo việc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng khối chính quyền; xem xét, quyết định trường hợp không thực hiện thi tuyển đối với một số chức danh có yêu cầu kiện toàn cấp bách hoặc đặc thù...

Tin khác

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và tin cậy thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện và giảm áp lực trong việc cung ứng, vận hành hiệu quả hệ thống điện.
Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chính thức được phát động từ ngày 18/5, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2023 được các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mua sắm, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

(LĐTĐ) Mới đây, 14 các hiệp hội đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam đã cùng nhau gửi thư góp ý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một số đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) và một số đề xuất để triển khai đóng góp tài chính cho trách nhiệm tái chế trong EPR được hiệu quả, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

(LĐTĐ) Cùng với mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá, môi trường lãi suất cao ảnh hưởng nặng và mạnh đến doanh nghiệp, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 (HEF 2023) với chủ đề "Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không" sẽ diễn ra từ ngày 13-17/9.
Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc đưa nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong thu hút dự án công nghệ cao.
Để doanh nghiệp ở lại thị trường

Để doanh nghiệp ở lại thị trường

(LĐTĐ) Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động