Bộ Công Thương: Nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Hạn chế của doanh nghiệp cơ khí trong xuất khẩu Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng |
Chiều 9/9, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, báo chí đã đặt câu hỏi với lãnh đạo Bộ Công Thương về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sau 8 tháng đầu năm.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2023 đạt 32,37 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng 7. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh đây là tháng thứ 4 liên tiếp xuất khẩu đánh dấu mức tăng, đáng chú ý là mức tăng của tháng sau có xu hướng cao hơn tháng trước (tháng 5 tăng 4,3% so với tháng 4; tháng 6 tăng 4,5% so với tháng 5; tháng 7 tăng 0,8% so với tháng 6; tháng 8 tăng 7,7% so với tháng trước).
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khu vực kinh tế trong nước đạt 8,43 tỷ USD, tăng 8,7%; của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,94 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn mức tăng của doanh nghiệp khu vực kinh tế trong nước.
Kết quả xuất khẩu tháng 8 cũng giúp cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.
Về các mặt hàng xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 8 so với tháng trước có các mặt hàng như: sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; dệt may, giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ…
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Người phát ngôn Bộ Công Thương chia sẻ về kết quả xuất khẩu tháng 8 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, nguyên nhân xuất khẩu phục hồi trước hết cần ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phải quay trở lại lý do xuất nhập khẩu hàng hoá giảm mạnh từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 là tổng cầu tiêu dùng sụt giảm, lạm phát cao ở các nước phát triển, nhất là ở các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,..; việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt và hàng tồn kho ở mức cao khiến đơn hàng nhập khẩu hàng hoá của các thị trường xuất khẩu chính của nước ta sụt giảm.
Tuy nhiên, từ đầu quý II đến nay, đặc biệt là bước sang quý III, hoạt động xuất khẩu đã có sự khởi sắc. Hàng tồn kho ở các thị trường mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đã giảm, như tại Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm tồn kho ở mức 20%, nhưng đến tháng 8 đã giảm còn 10%, và dự báo đến cuối năm 2023 sẽ tiệm cận về mức 0%.
“Đây chính là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của chúng ta, khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, từ nay đến cuối năm dù đã có nhiều tín hiện tích cực song dự báo kinh tế thế giới còn nhiều khó lường. Lạm phát đã chững lại song vẫn còn ở mức cao tại nhiều nước; tình hình địa chính trị vẫn phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu đầu vào…
"Hy vọng từ nay đến cuối năm, xuất khẩu có thể tiếp tục phục hồi khi các doanh nghiệp Việt Nam có sức chống chịu tốt, cũng như rất linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất chủ động trong việc tìm kiếm các thị trường mới, phát huy tốt các hiệp định thương mại thế hệ mới", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Đáng chú ý, theo báo cáo từ các địa phương có doanh nghiệp FDI cho biết dự báo xu hướng xuất khẩu tốt hơn. Đặc biệt là các sản phẩm mới để xuất khẩu cho mùa cuối năm như Samsung với các mẫu điện thoại mới.
"Căn cứ vào các kết quả nêu trên thì mục tiêu tăng trưởng 6% kim ngạch xuất khẩu như kế hoạch đặt từ cuối năm 2022 dù khó khăn nhưng với sự chủ động của Chính phủ, bộ ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp, chúng tôi rất tin tưởng vào kết quả khả quan từ nay đến cuối năm", Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ.
Về giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm chi phí cho doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có thêm động lực xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, bộ, ngành, đại diện cơ quan tại nước ngoài để đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại… đặc biệt tại các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn. Cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng những lợi thế trong các hiệp định thương mại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Tỷ giá USD hôm nay (6/12): Đồng USD tăng trên thị trường trong nước
Giá vàng hôm nay (6/12): Giá vàng trong nước không mấy lạc quan
Bốc thăm FIFA Clubs World Cup 2025: Real Madrid dễ thở
Vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh?
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ
Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (6/12): Đồng USD tăng trên thị trường trong nước
Thị trường 06/12/2024 08:04
Giá vàng hôm nay (6/12): Giá vàng trong nước không mấy lạc quan
Thị trường 06/12/2024 07:49
Vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh?
Thị trường 06/12/2024 07:46
Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô
Thị trường 06/12/2024 06:37
TP.HCM: Sẵn sàng nguồn hàng phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Thị trường 05/12/2024 21:01
Temu bất ngờ tạm dừng bán hàng tại Việt Nam
Thị trường 05/12/2024 12:02
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định
Thị trường 05/12/2024 07:17
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định
Thị trường 05/12/2024 07:02
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm
Thị trường 05/12/2024 06:52
Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024
Infographic 04/12/2024 18:18