Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán
Tại Tọa đàm "Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán" ngày 9/4, ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết, trước đây, tấn công mạng vẫn thường diễn ra nhưng mức độ ảnh hưởng chưa thể hiện ra ngoài. Trước đây, tin tặc tấn công website rồi để lại thông tin để ghi danh, ghi điểm nhưng hiện nay tấn công mạng nhằm thu lợi nhuận. Như vụ việc VnDirect, gần đây là tấn công mã hóa tống tiền. Có thể thấy tấn công mạng đã có sự thay đổi về phương thức.
Ông Trần Minh Quân, chuyên gia cao cấp của PwC Việt Nam cho hay, theo các báo cáo khảo sát của PwC, các doanh nghiệp trên thế giới nhận diện rủi ro mã độc tống tiền là 1 trong 5 rủi ro về an toàn thông tin mà phải đối mặt trong 12 tháng tiếp theo. Ngoài ra, còn có hình thức tấn công dựa trên nền tảng đám mây - phần mà nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình chuyển đổi số. Đó là rủi ro thất thoát dữ liệu, đó còn là hình thức tấn công hạ sự hoạt động của hệ thống. Một số quốc gia như Singapore coi đây là rủi ro nguy cơ mang tầm quốc gia. Mỹ còn coi hình thức tấn công này như là khủng bố.
Các quốc gia không khuyến khích các đơn vị trả tiền chuộc hoặc liên hệ cho các bên tấn công. Điều này có nghĩa là khuyến khích thêm, tạo nguồn thu cho bên tấn công, thậm chí tạo rủi ro cho các đơn vị bị tấn công trở lại. Các quốc gia nhận diện đây là hình thức tấn công xuyên biên giới, khó nhận diện.
Một số tổ chức biến hình thức tấn công này thành mô hình hoạt động, cho thuê mô hình, đưa địa chỉ cần tấn công và thả mã độc tới đơn vị đó. Họ muốn tạo danh tiếng để nhiều đối tác biết đến họ. Cho nên, sau khi tấn công thì để lại thông điệp tên tổ chức. Trong thực tế một số đơn vị an ninh quốc gia đã hợp tác với nhau và điều tra tìm các tổ chức tấn công này.
(Ảnh minh họa) |
Ngoài tấn công mã hóa, còn nhiều dạng tấn công khác vào các công ty chứng khoán. Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Phòng Pentest Trung tâm An toàn thông tin (VNPT) cho rằng, vấn đề tội phạm mạng hiện nay đã tăng lên. Đối với lĩnh vực chứng khoán hay tài chính, các lĩnh vực công nghệ thông tin, nhìn chung đều có hình thức tấn công tương tự.
Tuy nhiên, lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ là mục tiêu mà hacker sẽ ưu tiên lớn hơn các lĩnh vực khác, vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề kinh tế, hacker có thể thu lợi từ các vụ tấn công này. Hiện nay, có nhiều dạng như tấn công như tấn công thông qua mã độc, gửi mã tống tiền, tấn công giả mạo, tấn công trung gian. Hacker sử dụng nhiều hình thức tinh vi hơn, thay vì truyền thống, họ sử dụng công nghệ cao như Al, deepfake,..
Qua những vụ tấn công giai đoạn vừa qua cho thấy các đơn vị tài chính cần phải triển khai biện pháp phòng hơn chống vì khi để xảy ra bị tấn công sẽ có thiệt hại lớn. Cần phòng bị để không xảy ra hoặc xảy ra thì thiệt hại giảm bớt.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong 1 dự án công nghệ thông tin, công ty chứng khoán sử dụng nền tảng công nghệ thông tin thì nên dành 10% để đầu tư giải pháp an toàn, bảo mật, con người vận hành và quy trình đảm bảo. Tuy nhiên, hiện chưa nhiều đơn vị làm được việc này dẫn tới đảm bảo hệ thống công nghệ là chưa đảm bảo.
Theo ông Ngô Anh Tuấn, cần có sự thay đổi, trước kia với công nghệ theo xu hướng các hệ thống bảo vệ, xây dựng tường lửa, mua khoá chắc. Nhưng với sự phát triển công nghệ như bây giờ, một hệ thống "miễn nhiễm" trước tấn công mạng là không có.
Trên thế giới ngay cả những đơn vị an ninh mạng, được đầu tư lớn cũng bị tấn công. Tấn công mạng không loại trừ đơn vị nào cả. Vì vậy, bên cạnh xây dựng hệ thống bảo vệ, còn cần lưu ý tới công tác giám sát, phát hiện sớm để ngay cả khi hacker tấn công cũng sẽ được phát hiện sớm, giảm thiểu rủi ro.
Một trong những bước đầu tiên của tấn công mạng là tấn công thăm dò, xem có lỗ hổng nào thì vào. Giống như trộm muốn xâm nhập vào nhà sẽ đi xung quanh để xem đi theo cửa nào. Đó là dấu hiệu bất thường, nếu có hệ thống giám sát sẽ phát hiện để cảnh báo hệ thống có biện pháp ứng phó, tránh trộm vào trong nhà, hoặc ẩn náu trong nhà.
Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong bối cảnh vi phạm trong an toàn, an ninh mạng ngày càng gia tăng. Các công ty chứng khoán tuân thủ, có đầy đủ biện pháp an toàn thông tin sẽ nhận được sự tin tưởng của nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp không tuân thủ.
Bảo Thoa
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất
Doanh nghiệp 28/10/2024 20:45
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024
Doanh nghiệp 25/10/2024 05:36
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên
Doanh nghiệp 19/10/2024 20:37
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp 19/10/2024 15:03
VCCI lấy ý kiến liên quan đến các dự án luật về tài chính, thuế
Doanh nghiệp 17/10/2024 18:25
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Doanh nghiệp 16/10/2024 21:05
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm
Doanh nghiệp 14/10/2024 21:03
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức
Doanh nghiệp 13/10/2024 12:22
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới
Kinh tế 12/10/2024 10:23