“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

(LĐTĐ) Để có được số thứ tự khám nhanh, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận và bất lực đưa cho “cò dịch vụ” từ 50.000 – 200.000 đồng. Qua nhiều ngày bám sát các đối tượng này, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã chứng kiến màn “ngã giá” trắng trợn với bệnh nhân, thậm chí có sự tiếp tay của nhân viên y tế. Câu chuyện diễn ra tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở 1 tại địa chỉ 215 Hồng Bàng, phường 11 và cơ sở 2 tại địa chỉ 201 Nguyễn Chí Thanh - phường 12, quận 5).
Nạn “cò khám chữa bệnh” vẫn tiếp tục lộng hành tại TP.HCM Nhiều bất cập về khám, chữa bệnh cần phải sửa đổi! Làm rõ hơn các vấn đề về nguồn tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Đến cổng viện “vấp” phải “cò”

Ngày 4/7 trong vai bệnh nhân, chúng tôi (phóng viên) tới BV Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐH Y Dược). Vừa tới khu vực trước cổng, nhiều đối tượng tiếp cận, khua khoắng trên tay những tấm phiếu màu vàng với nội dung “phiếu ghi thông tin bệnh nhân” của BV ĐH Y Dược. Cùng với đó là những lời chào đon đả dịch vụ lấy số khám nhanh, lấy giấy ngay sau khám không phải chờ lâu với giá từ 50.000 – 200.000 đồng.

“Lấy số vô làm liền không em, chỉ 50.000 đồng thôi, làm xong mới trả tiền”, người đàn ông tay cầm xấp phiếu đăng ký khám bệnh đứng trước đầu xe mời chào.

Sau khi chúng tôi gặng hỏi “có thật khám liền không?”, thì người đàn ông trả lời chắc nịch “có”, rồi tờ giấy màu vàng có nội dung “phiếu ghi thông tin bệnh nhân” của BV ĐH Y Dược và yêu cầu chúng tôi điền họ tên.

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Các đối tượng tay cầm phiếu đăng ký đon đả mời chào dịch vụ lấy số khám nhanh.

Sau đó, chúng tôi được một người đàn ông khác chở đi, xe máy ngược chiều, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm, dù cách đó khoảng 100m có lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Một lúc sau chúng tôi được chở đến một nơi có biển hiệu “Phòng khám đa khoa Toàn Diện” tại địa chỉ 16 đường Đặng Thái Thân, phường 11, quận 5.

Sau khi ghi thông tin tại bàn tiếp nhận, chúng tôi được đưa vào phòng của một người đàn ông mặc áo blouse trắng, không mang biển tên, tự nhận là bác sĩ và hỏi “muốn khám gì, tại sao khám”?

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Người đàn ông mặc áo blouse trắng, không mang biển tên, tự nhận là bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Toàn Diện.

Tiếp đến chúng tôi được đưa đến bàn thu tiền trước khi đưa vào phòng khám. Tại đây, chúng tôi thắc mắc tại sao lại khám ở đây mà không phải bên trong BV ĐH Y Dược thì được một nữ nhân viên cho biết, phòng khám này mở ra để giảm áp lực cho bệnh viện, các dịch vụ đều do bác sĩ của BV ĐH Y Dược thực hiện và đọc kết quả.

“Vào bên BV ĐH Y Dược bốc số thì đầu giờ chiều mới khám được, còn ở đây là phòng dịch vụ, các bác sĩ bệnh viện sẽ khám liền để giảm tải cho bệnh viện”, nữ nhân viên này nói.

Sau khi từ chối khám bệnh tại phòng khám trên, chúng tôi quay trở lại cổng BV ĐH Y Dược cơ sở 1 và tiếp tục được một thanh niên “ngã giá”. Cảnh tượng và nội dung không khác gì cách đây hơn 1 tiếng đồng hồ mà chúng tôi đã bắt gặp và trải qua.

Theo ghi nhận, ngay khi có người dân đến cổng BV ĐH Y Dược (cơ sở 1) lập tức có một nhóm người túc trực tại đây tiếp cận, ra sức chèo kéo với những lời đường mật như “khám dịch vụ, khám nhanh, không phải chờ đợi, khám xong mới trả tiền”. Nhóm này có khoảng 10 người, chia ra nhiều nhóm nhỏ, phối hợp nhịp nhàng. Một nhóm giữ nhiệm vụ tiếp cận bệnh nhân, mời chào khám nhanh. Sau khi thỏa thuận xong sẽ chuyển bệnh nhân cho một nhóm khác đưa đến nơi khám bệnh.

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Việc chèo kéo bệnh nhân diễn ra công khai như "họp chợ" trước cổng bệnh viện.

Việc chèo kéo, mời chào khám nhanh diễn ra công khai, như “họp chợ” ngay trước cổng bệnh viện, mất an ninh trật tự, nhất là vào giờ cao điểm khi lượng xe lưu thông đông đúc cũng như số bệnh nhân đến thăm khám nhiều. Vậy nhưng điều kỳ lạ là không có cá nhân, tổ chức nào đứng ra xử lý, chấn chỉnh, thậm chí ngay cả việc xử lý hành vi xe máy chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm (!).

Có tiền là… xong !

Trong lần khác đến BV ĐH Y Dược (cơ sở 1), chúng tôi được một người đàn ông trung niên tiếp cận với màn “ngã giá”, chào mời quen thuộc. Khi chúng tôi đặt vấn đề không muốn chở qua phòng khám và chỉ muốn khám ở BV ĐH Y Dược thì đối tượng này chần chừ một lúc, rồi “chốt” giá dịch vụ 200.000 đồng.

“Số siêu âm khó lấy lắm, giờ em dắt vô khám liền giá 200.000 đồng được không? Khám tại bệnh viện luôn, khám xong em mới lấy tiền”, vừa nói với chúng tôi xong, thanh niên này lớn tiếng gọi một người đàn ông tên H. tới.

“Ở trong này (tức BV ĐH Y Dược cơ sở 1 - phóng viên) hết số rồi, bây giờ em dẫn qua BV ĐH Y Dược cơ sở 2, cũng chung bệnh viện này luôn, ngay đường Nguyễn Chí Thanh”, vừa dứt lời với chúng tôi, nam thanh niên lập tức quay sang gọi lớn người đàn ông tên H., không quên hô to “200.000 đồng”. Sau đó người đàn ông tên H. xuất hiện, đưa chúng tôi tờ giấy màu trắng và yêu cầu điền thông tin vào.

“Siêu âm 150.000 đồng thôi, điền thông tin vào đi, chú dắt qua làm liền”, ông H. nói và chạy xe máy dắt chúng tôi đến BV ĐH Y Dược cơ sở 2. Tại đây người đàn ông tên H. cầm phiếu điền thông tin và đi thẳng đến quầy số 4 đưa cho một nam bác sĩ làm thủ tục.

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Ông H. cầm phiếu điền thông tin đến quầy số 4 đưa cho một nam bác sĩ làm thủ tục. Việc này diễn ra nhanh chóng và thuần thục như thể các bên đã quá quen thuộc và thực hiện nhiều lần.

Chỉ ít phút sau, nam bác sĩ đưa lại một tờ giấy không có dấu mộc hay chữ kí và bị cắt ngang cho ông H., sau đó, ông H. đưa chúng tôi đi đóng tiền và đi thẳng vào phòng siêu âm.

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Phiếu chỉ định không chữ ký, không dấu và bị cắt ngang "một cách khó hiểu" mà bác sĩ tại quầy số 4 đưa lại cho ông H. để ông H đưa chúng tôi vào thẳng chỗ siêu âm.

Tại khu vực siêm âm, dù rất nhiều bệnh nhân đang mệt mỏi chờ đợi, nhưng khi người đàn ông tên H. trực tiếp đưa giấy cho bác sĩ thì chúng tôi được vào khám ngay và kết quả không tưởng là chưa đầy 20 phút từ lúc đặt chân đến bệnh viện, chúng tôi đã có trên tay kết quả siêu âm (!).

Ông H. liên tục khoe rằng thành tích "cò" của mình. Vừa lấy trong túi xấp số thứ tự, ông H. nói: “Lấy số khám siêu âm để đi qua siêu âm luôn cần lấy số lớn một chút. Ở đây chỉ có chú H. có thôi chứ không ai có hết. Chú H. cho siêu âm liền, có kết quả liền, không phải chờ đợi. Chú đang cầm 5 bộ hồ sơ khám tổng quát cho khách vào ngày mai đây”.

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Các đối tượng đều có sẵn số và phiếu trong người để có thể dễ dàng đưa cho các nhân viên y tế.

Thấy chúng tôi đi ra với kết quả siêu âm nhanh chóng, nhiều ánh mắt bệnh nhân đổ vào, vừa tò mò, vừa ngạc nhiên lại vừa phảng chút tủi xót. Khi chúng tôi hỏi một người phụ nữ đang ngồi bệt trên hành lang, vừa lấy mũ phẩy phẩy cho bớt nóng thì được thông tin: Chị quê ở Sóc Trăng lên khám bụng, đã tranh thủ đến sớm lấy số khám từ lúc 7h25 nhưng đến giờ (11h) vẫn chưa tới lượt.

Toàn bộ quá trình khám bệnh của chúng tối diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng đến bất ngờ dưới sự dẫn dắt của ông H. cùng với “lộ phí” 200.000 đồng. Trong khi đó có biết bao bệnh nhân đang mệt mỏi chờ đợi để đến lượt được thăm khám, thậm chí có những người phải lặn lội tranh thủ đến sớm lấy số thứ tự từ Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre…

“Cò trong, cò ngoài” tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Toàn bộ quá trình khám bệnh diễn ra chỉ khoảng 20 phút dưới sự dẫn dắt của ông H.

Tại sao, tại sao và tại sao? Những câu hỏi đó cứ xoáy mãi trong đầu chúng tôi và tất nhiên là cả biết bao bệnh nhân đang mệt mỏi chờ đợi ngoài kia.

Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời và thông tin vụ việc đến bạn đọc vấn nạn nhức nhối này.

Phòng khám đa khoa Toàn Diện” từng bị xử phạt

Liên quan đến việc “cò” dịch vụ khám nhanh chở bệnh nhân đến khám ở Phòng khám đa khoa Toàn Diện” như trong bài viết của Báo Lao động Thủ đô, vào tháng 10/2022 Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở này do: Không đeo biển tên; niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cùng với mức phạt 8,7 triệu đồng, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 2 tháng đối với phòng khám này.

Mối lo nạn “cò” tái phát nếu BV quá tải kéo dài

Trong khi cò dắt mối khám nhanh diễn ra nhộn nhịp trước BV Đại học Y Dược TP.HCM thì tại một số bệnh viện khác trên địa bàn TP.HCM đã “giảm nhiệt”. Ghi nhận tại một số bệnh viện như BV Ung bướu cơ sở 1 (quận Bình Thạnh), BV Mắt, BV Da Liễu… là những nơi có số lượng người đến khám đông đúc, tình trạng “cò” dịch vụ thăm khám hầu như không còn. Phía trước cổng bệnh viện chỉ còn lại các gánh hàng rong và xe ôm công nghệ chờ đón bệnh nhân. Khi ra vào cổng, các tài xế xe ôm cũng không còn chèo kéo, dẫn dụ người bệnh tới các phòng khám gần đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng các bệnh viện tiếp tục quá tải kéo dài thì việc “cò” dắt mối khám bệnh hay bốc số thăm khám sẽ dễ quay trở lại.

Xử lý nghiêm hiện tượng “cò” khám nhanh

Mới đây, ngày 5/7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản gửi các BV trực thuộc Bộ Y tế và cơ sở y tế các tỉnh, thành phố cả nước về việc chấn chỉnh quy trình khám bệnh và an ninh trật tự tại bệnh viện.

Theo đó Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị giám đốc các BV rà soát việc triển khai quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh nhằm bảo đảm rút ngắn thời gian chờ đợi khám bệnh, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ bảo đảm không để xảy ra hiện tượng "cò" khám nhanh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Xử lý nghiêm minh các đơn vị, tập thể, cá nhân liên quan đến hiện tượng "cò" khám nhanh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu có vi phạm.

Trước đó, tháng 2/2023, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật của nhiều phòng khám tư nhân qua đó phát hiện 1 phòng khám chuyên khoa Nội (ở gần Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1) trên địa bàn quận Bình Thạnh có dấu hiệu hoạt động của “cò” dẫn dụ người bệnh đến khám, chữa bệnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thành phố đã yêu cầu các VN tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện tình trạng “cò” ngang nhiên hoạt động trong BV. Đồng thời, Sở Y tế cũng kiến nghị Công an TP.HCM chỉ đạo lực lượng công an địa phương tăng cường hỗ trợ các BV, có biện pháp quyết liệt đối với tệ nạn “cò” khám nhanh.

H. Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Tin khác

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Xem thêm
Phiên bản di động