Có một thời như thế để nhớ thương

(LĐTĐ) Dù đã bước sang tuổi “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nhưng mỗi khi kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, bà Nguyễn Thu Vân cựu học sinh Trường Trưng Vương lại nhớ về những tháng ngày phong trào học sinh, sinh viên xuống đường chống thực dân Pháp; nhớ về những tháng ngày chuẩn bị để đón đoàn quân chiến thắng trở về.
Ký ức thanh xuân về "một thời sôi nổi" Ký ức về một thời “Xếp bút nghiên ra trận”

Đã bước qua tuổi 87 nhưng bà Nguyễn Thu Vân, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương (ở Kim Mã, quận Ba Đình) vẫn còn khỏe khoắn, tinh anh. Là một trong những người tích cực tham gia phong trào học sinh, sinh viên kháng chiến (giai đoạn 1947-1954), do vậy bà có rất nhiều kỉ niệm về Ngày giải phóng Thủ đô. “Đó thật sự là mốc son trong lịch sử của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chúng tôi vinh dự được là những người chứng kiến thời khắc lịch sử. Dẫu 67 năm đã trôi qua, nhưng ký ức sôi động, hào hùng của ngày 10/10/1954 vẫn cứ in đậm trong tâm trí tôi”.

Có một thời như thế để nhớ thương
Bà Thu Vân chia sẻ về những ký ức của ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Kim Tiến

Bác sĩ Nguyễn Thu Vân khi ấy mới là cô gái tròn 20 tuổi trẻ trung và nhiệt huyết. Bà kể lại, trước Ngày giải phóng Thủ đô, bà cùng nhiều bạn bè được cử ra ngoài hậu phương học lớp tiếp quản Thủ đô. Mục đích của việc này là để chuẩn bị thật tốt cho ngày giải phóng, đấu tranh, giữ đồ đạc tại các trường học, tuyên truyền để các bạn học sinh, sinh viên lúc bấy giờ không đi Nam, ở lại bảo vệ và xây dựng Thủ đô. Thời điểm đó, trong tâm trí ai cũng tràn ngập sự tự hào, mong ngóng và hướng về ngày giải phóng.

“Trước kia nhà tôi ở phố Nhà Thương Khách (nay là phố Hòe Nhai, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình). Cách ngày 10/10 vài ngày, tôi thường đứng trên gác nhìn ra cầu Long Biên, chứng kiến hình ảnh quân đội Pháp rời khỏi Thành phố, lặng lẽ rút sang phía Bắc cầu Long Biên, trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc. Những ngày đó, mọi người chỉ đứng trên gác nhìn xuống, phố xá vắng tanh. Mọi gia đình đều đóng cửa chuẩn bị cho ngày đặc biệt”, bà Thu Vân nhớ lại.

Thế nhưng, đến ngày 10/10, phố xá Hà Nội đã khác hẳn. Các đơn vị bộ đội ta đi đến đâu, gương mặt Thành phố biến đổi đến đó. Cờ Tổ quốc tung bay dưới nắng thu. Nhân dân ùa ra hai bên đường, phất cờ, tung mũ, reo mừng, ca hát, tặng hoa bộ đội. Cổng chào, khẩu hiệu rực rỡ các đường phố, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên các số nhà. Hòa chung không khí đó, hai chị em bà Thu Vân cùng với bạn bè ăn mặc tươm tất nhất, thậm chí hầu hết nữ sinh đều mặc áo dài và ra tận hồ Hoàn Kiếm để đón đoàn quân trở về và “ăn mừng” niềm vui chiến thắng. Ở bến tàu điện Bờ Hồ lúc bấy giờ, ban đồng ca hát những ca khúc cách mạng Việt Nam và một số bài do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. Sau đó, dân chúng từ các phố Cầu Gỗ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang kéo về mỗi lúc một đông, hòa thành một không khí náo nhiệt, vui tươi, người nào cũng tay cờ, tay hoa cùng nhau vỗ tay hát theo ban đồng ca.

“Đặc biệt, tôi nhớ mãi hình ảnh hàng trăm, hàng nghìn người cùng cất tiếng hát bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về”, lời bài hát thấy sao mà hay thế, mà đúng thế. Sau này, hễ đến ngày Giải phóng Thủ đô, tôi lại nghe đi, nghe lại bài hát này, và mỗi khi trên truyền hình lại giới thiệu góc bờ hồ quen thuộc hát chào đón bộ đội khiến tôi vô cùng xúc động”, bà Vân chia sẻ.

Khoảng 15 giờ, còi trên nóc Nhà hát Thành phố nổi lên một hồi dài. Hàng trăm nghìn người dân Hà Nội dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau Lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau, nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào...”, tất cả mọi người đều rưng rưng xúc động. Ngày 10/10/1954 đã trở thành một dấu ấn thật khó quên.

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu một chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ký ức về Ngày giải phóng Thủ đô cách đây 67 năm là những hồi ức đẹp, không thể lãng quên trong tâm trí mỗi người dân Thủ đô.

Có thể nói, những người đã sống ở Thủ đô, chứng kiến những năm tháng toàn quốc kháng chiến và thời điểm vinh quang 67 năm trước, không chỉ là nhân chứng mà còn là những người viết nên lịch sử, lưu giữ lại những ký ức tuyệt đẹp nhất của Thủ đô.

Đã 67 năm trôi qua, nhưng ký ức hào hùng của những người được chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng trong Ngày giải phóng Thủ đô vẫn còn mãi. Dù sau thời điểm đó, chiến tranh tiếp diễn, Hà Nội cũng như cả nước gồng mình trong cuộc chiến bảo vệ, kiến thiết, phát triển đất nước, nhưng dấu ấn về những phút giây Hà Nội được giải phóng là không thể quên đối với những người từng được chứng kiến. Còn đối với học sinh, sinh viên như bà Thu Vân lúc bấy giờ, Ngày giải phóng Thủ đô còn đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng. “Trước đó, học sinh, sinh viên chúng tôi chỉ hoạt động bí mật, sau đó chúng tôi đã bắt đầu được hoạt động công khai. Rồi sau khi giải phóng, chúng tôi cũng đã có nhiều cơ hội được gặp, trò chuyện với Bác Hồ”, bà Vân rưng rưng nhớ lại.

Giờ đây, khuôn mặt phố phường đã có nhiều đổi thay, 67 năm gần bằng tuổi cả một đời người. Nhưng âm vang những ngày giải phóng vẫn còn mới mẻ rạo rực, hân hoan, hào hứng không chỉ trong những bản nhạc, thước phim mà còn trong cả bao ký ức con người. Những ký ức mà bao giờ cũng được khơi dậy từ âm điệu da diết của tâm hồn, của âm hưởng cuộc sống mới, hòa chung với mùa thu Hà Nội. Năm nào cũng thế, cứ đến dịp này, bà Vân lại bồi hồi như được sống lại những ký ức mùa thu lịch sử.

Bà Thu Vân bày tỏ: “Già nửa thế kỷ trôi qua, giờ đây, người còn, người mất, để lại bao kỉ niệm của tuổi xanh đầy nhiệt huyết. Với tôi, Hà Nội vẫn mãi là một tình yêu đẹp. Hà Nội là nơi tôi luôn cảm thấy tự hào và chẳng còn gì vinh quang, hạnh phúc hơn khi được chứng kiến sự thay đổi của Thủ đô. Tôi cảm nhận rất rõ khát khao hòa bình, tự do của người dân được vỡ òa trong niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tôi cảm nhận được sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội qua từng thời kỳ. Và hơn hết, tôi nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, tinh thần bất khuất của người dân Thủ đô”.

Đây cũng là lý do để hằng năm, cứ đến ngày 10/10, gia đình bà Thu Vân đều có những hoạt động để tưởng nhớ, để hướng về. Năm ngoái, bà cùng con gái đã ra Hồ Gươm chụp một bộ ảnh kỉ niệm. Còn năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình bà chỉ treo cờ, ôn lại lịch sử và nhắc nhở nhau cùng Thành phố thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Đó cũng chính là một cách để bảo vệ, để giữ gìn Thủ đô./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Chiều 18/3, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, chủ trì hội nghị.
Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

(LĐTĐ) Dự kiến Đại hội Mặt trận Tổ quốc huyện Phúc Thọ khóa XX sẽ được tổ chức 2 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 28/4-10/5 với khoảng 175 đại biểu và 150 khách mời.
Trước ngày 1/7 sẽ có Thông tư quản lý việc đánh và gắn biển số nhà

Trước ngày 1/7 sẽ có Thông tư quản lý việc đánh và gắn biển số nhà

(LĐTĐ) Thực hiện số hóa dữ liệu đất đai, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phân công 1 đồng chí Phó Chủ tịch chỉ đạo xây dựng kế hoạch để triển khai từng bước về số hóa đất đai và đánh số nhà. Bộ Xây dựng sẽ ban hành thông tư quy định giải pháp quản lý đánh số nhà, gắn biển số nhà tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thời gian hoàn thành trước ngày 1/7.
Kỷ niệm 996 năm lập làng Cổ Nhuế, 30 năm đón Bằng Di tích lịch sử văn hóa Đình Hoàng

Kỷ niệm 996 năm lập làng Cổ Nhuế, 30 năm đón Bằng Di tích lịch sử văn hóa Đình Hoàng

(LĐTĐ) Ngày 17/3, tại sân Đình Hoàng, phường Cổ Nhuế 1, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 996 năm lập làng Cổ Nhuế (1028 - 2024), 30 năm đón Bằng Di tích lịch sử văn hóa Đình Hoàng (1994 - 2024), 10 năm thành lập quận Bắc Từ Liêm và phường Cổ Nhuế 1 (1/4/2014 - 1/4/2024).
Hà Nội: Hướng dẫn công dân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình

Hà Nội: Hướng dẫn công dân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn, cá nhân và tổ chức đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể kê khai hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của thành phố Hà Nội; thanh toán lệ phí trực tuyến qua tài khoản ngân hàng, không phải đến trực tiếp Sở Tư pháp.
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Những hình ảnh đẹp lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

Những hình ảnh đẹp lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

(LĐTĐ) Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X bắt đầu vào 20h ngày 15/3, tại Cung Điền kinh Hà Nội. Tham gia biểu diễn tại lễ khai mạc Hội khỏe có sự góp mặt của 1.500 huấn luyện viên, vận động viên, đến từ 30 quận, huyện, thị xã... với hệ thống ánh sáng, âm thanh hiện đại, buổi lễ gây ấn tượng mạnh với người tham dự.
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X

(LĐTĐ) Tối 15/3, tại Cung Điền kinh Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng thành phố Hà Nội lần thứ X năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động