Có một Hà Nội rất riêng
Đầu năm, đến ngôi Đền cầu tài lộc linh thiêng nổi tiếng Hà Nội Mùng 2 Tết chợ dân sinh nhộn nhịp trở lại |
Người Hà Nội với trang phục áo dài truyền thống du Xuân phố cổ trong những ngày Tết. |
Theo lời kể của nhà văn Nguyễn Việt Hà, người Hà Nội ngày nay mới có từ chơi Tết, chứ trước đây gọi là ăn Tết. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian: “Ăn no, mặc ấm”, vạn sự khởi đầu từ chữ “ăn”, “ăn Tết”, “ăn mặc”, “ăn chơi”, “ăn nói”... Thế nên, trong những bữa ăn ngày Tết, người Hà Nội cũng chuẩn bị những món ăn rất công phu.
Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình “người Hà Nội” đó là món canh bóng. Canh bóng là một trong những món ăn truyền thống, được duy trì qua nhiều thế hệ. Từ đầu năm, mỗi khi mua thịt lợn các bà, các cô đều lóc miếng bì rồi dùng thanh tre căng như căng da trống rồi đem gác bếp. Da lợn hong khô bỏ vào lò nướng nở như miếng xốp. Trước khi nấu bóng phải ngâm, rửa thật kỹ bằng nước gừng. Miếng bóng nấu canh có vị ngọt do hút hết vị ngọt của tôm, thịt nạc, khi ăn hơi giòn, cảm nhận rõ mùi thơm của nấm, vị mát của su hào, cà rốt được cắt tỉa cầu kỳ.
Phố cổ Hà Nội rực rỡ những trong ngày Tết cổ truyền. |
Cùng với món canh bóng, trong văn hóa ẩm thực của người Hà Thành, món canh măng lưỡi lợn (măng dày nhọn như lưỡi lợn) cũng là món ăn rất công phu, phải đi nhiều phiên chợ mới chọn được loại măng như ý. Măng mua về cho vào nồi đồng đậy nắp kín để ở nơi khô ráo, thỉnh thoảng mang ra phơi và dùng giấy bản lau kỹ những chỗ mốc. Trước khi ninh phải rửa măng thật sạch, ngâm và thay nước nhiều lần, từ lúc nước có màu chè đặc thành nhạt màu mất một hai ngày. Sau khi hết mùi ngai ngái thì cho vào nồi luộc nhiều lần mới hoàn thành việc “tắm rửa” cho măng.
Cuối cùng, ninh măng với cổ cánh, thịt gà, thịt lợn, chân giò... Khi nào dùng đũa đâm nhẹ cũng xiên được vào miếng thịt là được. Miếng thịt mỡ ninh măng ăn béo ngậy nhưng không ngấy như thịt luộc hoặc quay. Măng lưỡi lợn dày, dễ ngấm vị của xương thịt nên mềm, ngọt đến tận chân răng kẽ lưỡi. Miếng măng vừa có chất xơ của rau vừa có chất thịt, giống như một loại “đông trùng hạ thảo” vậy.
Để giữ đúng hương vị truyền thống trong ngày Tết, trên mâm cơm dâng lên ban thờ trong những ngày Tết của gia đình, bà Lê Huyền Mai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn có những món ăn truyền thống. “Tết nào nhà tôi cũng nấu những món ăn truyền thống để dâng lên ông bà, tổ tiên như: Giò mỡ, canh bóng, canh măng,… Đặc biệt, không bao giờ thiếu bánh chưng, để ăn Tết trọn vẹn là phải đủ những món ăn truyền thống”, bà Mai bộc bạch.
Tết là dịp để các gia đình sum vầy và dành cho nhau những tình cảm ấm áp. |
Hạnh phúc khi được quây quần cùng con cháu trong mâm cơm ngày Tết, bà Nguyễn Chi Lan (quận Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: “Bữa cơm ngày Tết, rất vui khi nhìn con cháu vui vẻ, quây quần ăn những món ăn truyền thống do tôi nấu, khi ấy, những hình ảnh Tết xưa như tự nhiên trở về…”.
Nhớ lại những lần được ngồi trông nồi bánh chưng cùng mẹ, bà Lan kể, vui và háo hức nhất là ngày 30 Tết, cả nhà quây quần gói bánh chưng rồi chuẩn bị cho giao thừa. Với các gia đình sống ở khu phố cổ thì vỉa hè trở thành nơi nấu bánh chưng Tết lý tưởng. Xung quanh bếp lửa hồng ấm cúng, cả nhà trông bánh, chơi Tết. Sang ngày mùng 1 thì cả gia đình cùng đi lễ chùa, du Xuân, vãn cảnh. Thật thảnh thơi và hạnh phúc!
Tết xưa của người Hà Nội đơn sơ là thế nhưng thân thương, ấm cúng vô cùng. Kỷ niệm về Tết thời xưa đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai màu trong tâm trí nhiều người. Vẫn là hoa đào, hoa mai, vẫn bánh chưng và không khí nhộn nhịp của ngày Tết, nhưng Tết của ngày xưa và ngày nay đã khác nhau rất nhiều. Thế nhưng, nhiều gia đình vẫn cố gắng gìn giữ nét đẹp văn hóa qua những món ăn, hoạt động truyền thống mang đậm nét đẹp của người Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09