Cơ hội tái cấu trúc kinh tế toàn cầu

(LĐTĐ) Đại dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu bị tổn thất nặng nề suốt gần 2 năm qua và dự báo dư chấn sẽ còn kéo dài ít nhất vài ba năm, thậm chí lâu hơn thế. Song chính đại dịch cũng giúp các nhà hoạch định chính sách của mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu tái cơ cấu lại nền kinh tế để thích ứng với mọi tình huống.
Kinh tế toàn cầu đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt Kinh tế toàn cầu sẽ hồi sinh bất chấp khủng hoảng Covid-19 Kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 4.500 tỷ USD nếu không giúp các nước nghèo chống Covid

Cơ cấu lại các chuỗi cung ứng và lao động

Thế giới đang đối diện cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái giữa những năm 1930 và không giống bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đây. Dịch bệnh khiến nền kinh tế toàn cầu bị giảm cả tổng cầu và tổng cung xã hội, làm chậm nhịp độ tăng trưởng, làm gián đoạn và đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu lâu hơn dự kiến; cũng như làm tăng khó khăn cho các Chính phủ trước áp lực lạm phát, nợ xấu, nợ công và đảm bảo an sinh xã hội ở hầu hết các quốc gia, cả nước phát triển, cũng như kém phát triển nhất thế giới.

Cơ hội tái cấu trúc kinh tế toàn cầu
Ảnh minh họa

Trong giai đoạn 2020-2022, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với mức mất thu nhập lũy kế khoảng 13 nghìn tỷ USD. Nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng như vào đầu những năm 2000 (khoảng 3,5% mỗi năm) thì phải đến năm 2030 mới có thể lấy lại mức trước đại dịch. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 4,2-4,4% và năm 2021 dự báo tăng trưởng khoảng 5,9% và năm 2022 là 4,9%....

Tuy nhiên, xét góc độ tích cực, đại dịch sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo hướng coi trọng hơn thị trường và củng cố các chuỗi cung ứng trong mỗi nước; tái định hình và dịch chuyển một số chuỗi sản xuất quốc tế trở lại chính quốc hoặc rời khỏi những vùng bị dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài; thúc đẩy chuyển đổi số trong cả quản lý và sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối và các hoạt động xã hội truyền thống khác. Hoạt động thương mại điện tử, làm việc, hội họp, học tập, tư vấn và kể cả vui chơi giải trí từ xa… ngày càng trở nên phổ biến.

Về lĩnh vực lao động, dịch bệnh và quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng đe dọa và làm đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, giảm việc làm, giảm thu nhập, tăng thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo đói trên toàn cầu nói chung và khu vực các nước đang phát triển nói riêng. Ước tính của ILO cho thấy tỷ lệ việc làm trên dân số toàn cầu giảm từ 57,6% năm 2019 xuống 54,9% năm 2020; giờ làm việc ở các nước đều suy giảm trong năm 2020-2021 và quá trình phục hồi không chắc chắn, không đồng đều giữa các ngành và nền kinh tế là một vấn đề đáng lo ngại cho các nhóm lao động thế giới.

Vì vậy, nguy cơ làm gia tăng bất bình đẳng giữa các giới, nhóm tuổi và các thành phần trong xã hội (nhất là đối với nhóm lao động có kỹ năng thấp và thanh niên) là kịch bản chung của kinh tế thế giới tới đây. Riêng năm 2021, thế giới đã có thêm khoảng 65-75 triệu người thất nghiệp và rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực. Do đó, đây cũng chính là cơ hội tái cơ cấu lại thị trường lao động toàn cầu.

Thúc đẩy kinh tế số, doanh nghiệp số, Chính phủ số và xã hội số

Trên bình diện số hóa, cả nhân loại đang bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin và tiến tới số hóa mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, đại dịch Covid-19 sẽ càng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình này. Đơn cử, trong đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến lưu lượng truy cập Internet. Cụ thể, băng thông Internet toàn cầu đã tăng 35% vào năm 2020, mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ năm 2013.

Người ta ước tính rằng khoảng 80% lưu lượng truy cập Internet liên quan đến video, mạng xã hội và chơi game. Lưu lượng dữ liệu toàn cầu hàng tháng dự kiến sẽ tăng từ 230 exabyte vào năm 2020 lên 780 exabyte vào năm 2026. Năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của nền kinh tế số, thể hiện qua lượng dữ liệu cực lớn được luân chuyển trên hệ thống Internet. Một dự báo cho rằng lưu lượng truy cập Giao thức Internet (IP) toàn cầu vào năm 2022 - trong nước và quốc tế - sẽ vượt tất cả lưu lượng Internet năm 2016.

Đại dịch khiến mỗi quốc gia, cộng đồng và cá nhân đều có trải nghiệm sâu sắc và tăng cảm thông nhau hơn khi hiểu rằng, không một ai, không một quốc gia nào được an toàn, khi cộng đồng và các nước khác chưa an toàn. Dịch bệnh tạo áp lực và động lực thúc đẩy các nỗ lực xây dựng, củng cố vững chắc, phối hợp thường xuyên hơn các thể chế và các nguồn lực quốc gia và quốc tế, để tăng năng lực chống chịu, dự báo, phòng chống dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu kịp thời và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Quy mô của thị trường IoT toàn cầu là 308,97 tỷ USD vào năm 2020. Thị trường dự kiến sẽ tăng từ 381,30 tỷ USD vào năm 2021 và lên 1,85 nghìn tỷ USD vào năm 2028, và tăng trưởng hàng năm sẽ là 25,4% trong giai đoạn 2021-2028. Chi tiêu trên toàn thế giới cho IoT đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, mặc dù dự kiến sẽ quay trở lại mức tăng trưởng hai con số trong trung và dài hạn, đạt mức hàng năm tốc độ tăng trưởng 11,3%.

Trung Quốc, Mỹ và Tây Âu sẽ chiếm khoảng 3/4 tổng chi tiêu cho IoT. Mặc dù ban đầu ba khu vực sẽ có tổng chi tiêu tương tự nhau, nhưng chi tiêu của Trung Quốc sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn hai khu vực còn lại - tốc độ tăng trưởng hàng năm là 13,4%, so với 9,0% và 11,4% - khiến nước này trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư IoT. Tăng trưởng chi tiêu IoT hàng năm nhanh nhất sẽ là ở Trung Đông và Bắc Phi (19,0%), Trung và Đông Âu (17,6%) và Mỹ Latinh (15,8%).

Đông Nam Á là một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, do dân số trẻ, tốc độ sử dụng điện thoại thông minh và tốc độ đô thị hóa nhanh, cũng như tầng lớp trung lưu đang phát triển. Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, sau khi đã có thêm 60 triệu người dùng Internet mới kể từ khi bắt đầu xảy ra đại Covid-19, nâng tổng số lên 440 triệu người đang sử dụng Internet, với hàng chục triệu người tham gia mua sắm trực tuyến và giao hàng thực phẩm…

Ngành công nghiệp trực tuyến ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng ước tính khoảng 174 tỷ USD vào cuối năm 2021 lên 360 tỷ USD vào năm 2025 và 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm, khi người tiêu dùng ở nhà chuyển sang sử dụng Internet.

Cơ hội đổi mới thể chế

Đại dịch cho thấy, không có ngoại lệ đổ vỡ và khủng hoảng cho bất kỳ mô hình kinh doanh và nhà nước nào, kể cả các đại gia và cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới; nền kinh tế toàn cầu siêu kết nối ngày nay, được đặc trưng bởi các liên kết thương mại sâu rộng, đã khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc và cuộc tấn công từ thiên nhiên.

Thương mại có thể làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của các quốc gia và khả năng tiếp xúc với các mối nguy, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền các mối nguy đó thông qua các liên kết kinh tế, tài chính, vận tải và kỹ thuật số. Đồng thời, thế giới ngày nay đang đặt ra yêu cầu phối hợp hài hoà, sử dụng đồng thời cả bàn tay Nhà nước và bàn tay thị trường trong một mô hình Nhà nước kiểu mới, với sự coi trọng tính đồng bộ và chú ý đến tính 2 mặt của các giải pháp chính sách, sự hợp tác toàn cầu nhiều hơn, nhằm đa dạng hoá và phối hợp hiệu quả các nguồn lực, tăng cường dự báo, thông tin, giữ vững lòng tin, hài hòa lợi ích, tránh cực đoan trong nhận thức và hành động vượt qua khủng hoảng...

Tiến sĩ NGUYỄN MINH PHONG

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

(LĐTĐ) Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link: https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);
42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4, tại tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập Đoàn Central Retail Việt Nam.
Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 17/4, mỗi lít xăng E5 RON92 tăng 378 đồng/lít, xăng RON95 tăng 416 đồng/lít, tuy nhiên giá dầu điều chỉnh giảm.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động