Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số

(LĐTĐ) Trong bối cảnh tác động của Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số vươn mình và đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Có thể nói, dữ liệu số được xem là chìa khóa vàng, phát triển không ngừng và thôi thúc các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực xử lý, phân tích thành các dữ liệu có giá trị.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sản xuất Doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi bằng giải pháp chuyển đổi số

Có cần coi dữ liệu là tài sản?

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã có tiến bộ vượt bậc về khả năng xử lý các tập dữ liệu lớn, về điện toán nhận thức dựa trên các ngành khoa học về trí tuệ nhân tạo và xử lý tín hiệu. Được sự trợ giúp của công nghệ đám mây, chủ doanh nghiệp đã tận dụng được khả năng khai phá dữ liệu chưa từng có, phục vụ hiệu quả cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, và kể cả thỏa mãn được các nhu cầu học tập, y tế và giải trí cho cộng đồng.

Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số
Tài nguyên dữ liệu số đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực xử lý, phân tích tốc độ cao trong bối cảnh nền kinh tế đang được số hóa (Ảnh minh họa).

Có thể nói, dữ liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế số; đồng thời làm thay đổi hoàn toàn cách lưu chuyển thông tin, từ đó giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch, tác động đến tính minh bạch, hiệu quả, công bằng, cạnh tranh.

Theo ông Trương Bá Toàn, CEO Western Digital Việt Nam, trong giai đoạn năm 2022-2027 sẽ là thời kỳ bùng nổ của chuyển đổi số, do đó, doanh nghiệp cần chú trọng khai thác dữ liệu, tận dụng và triển khai tốt Big Data - Dữ liệu lớn, AI - Trí tuệ nhân tạo...

Tại Hội thảo trực tuyến “Ứng dụng dữ liệu để đột phá trong kinh tế số”, Phó giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Minh - Viện trưởng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương đưa ra nhận định: “Chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang giai đoạn đi sâu vào thực trạng và cần phải đẩy nhanh tốc độ nếu không muốn bị bỏ lại phía sau”.

Ngày nay, dữ liệu đã trở thành phương thức phát triển mới, giúp tối ưu hóa các nguồn lực, phát triển bền vững, góp phần quan trọng đem lại an toàn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế xã hội phồn vinh, thịnh vượng. Dữ liệu là một loại tài nguyên đặc biệt, quy mô càng lớn thì giá trị càng cao, càng được chia sẻ và tái sử dụng càng tạo ra giá trị.

Bởi vậy, giá trị cốt lõi của nền kinh tế số là tạo ra một cơ chế khai thác giá trị, chia sẻ và sử dụng dữ liệu một cách tối ưu nhất. Do đó, trong tiến trình thực hiện tầm nhìn chiến lược về nền kinh tế số của các quốc gia, một trong những bước đầu tiên được triển khai là xây dựng và thực thi chiến lược về dữ liệu mở.

Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Hữu Hạnh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Học viện Bưu chính Viễn thông, chuyên gia Dữ liệu cho rằng, khi muốn thay đổi một công thức có tính chất sáng tạo hơn của một tổ chức cần có hai thứ, một là công nghệ mới, hai là phân tích dữ liệu. Dữ liệu rất đa dạng, tuy nhiên để chuyển nó thành có giá trị thì phải xem dữ liệu là tài sản.

Bên cạnh đó, phân tích dữ liệu cũng là một bước giúp doanh nghiệp biến dữ liệu thành tài sản để khai thác và quản lý kinh doanh. Thông thường phân tích dữ liệu sẽ chia thành 3 giai đoạn. Đầu tiên là trình bày dữ liệu dưới dạng thống kê để có được bức tranh toàn cảnh về số liệu.

Nhờ có thống kê dữ liệu, chủ doanh nghiệp sẽ thấy được những cảnh báo, dự báo về hoạt động kinh doanh một cách chính xác; từ những phân tích, đánh giá để thiết lập được cách thức hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai. Tuy nhiên bài toán khó cho doanh nghiệp ngay lúc này là phải tìm được các phương thức để tối ưu hóa hoạt động sản xuất dựa trên dữ liệu và sử dụng các công nghệ số khác có ích trong kinh doanh.

Một trong những sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động kinh doanh là mở ra không gian trải nghiệm khách hàng không giới hạn. Tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa cảm xúc trong cộng đồng mạng, cộng đồng số, có được làn sóng bùng nổ.

Đó cũng là lý do vì sao trải nghiệm khách hàng được xem như một quá trình, là đích đến và cũng là một phương tiện để các doanh nghiệp khai thác sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số, trong hoạt động kinh doanh của mình, khi bắt tay vào thực hiện các mô hình kinh doanh mới.

Xây dựng dữ liệu gia tăng trải nghiệm khách hàng

So với việc cá nhân hóa tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ sử dụng các công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu để cung cấp các thông điệp marketing. Việc bán hàng sẽ được cá nhân hóa đến từng phân khúc khách hàng khác nhau với nhiều chương trình khuyến mại hoặc sản phẩm dịch vụ ở mức độ “siêu cá nhân hóa” cho từng khách hàng.

Ông Tô Đình Hiếu - Founder & CEO Công ty cổ phần tư vấn chuyển hóa doanh nghiệp DINNOX cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không có nền tảng phân tích dữ liệu khách hàng thì việc tạo ra trải nghiệm khách hàng sẽ rất khó khăn. Không có nền tảng về dữ liệu, rất khó để phân tích hầu hết các nghiệp vụ trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp”.

Cơ hội phát triển doanh nghiệp nhờ ứng dụng tài nguyên dữ liệu số
Dữ liệu dưới dạng thống kê giúp doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về số liệu, từ đó thấy được những dự báo về hoạt động kinh doanh trong tương lai gần. (Ảnh minh họa).

Các ngành có tần suất ứng dụng công nghệ cao như ngân hàng - tài chính, viễn thông, bán lẻ có thể đạt được mức độ siêu cá nhân hóa bằng cách sử dụng kết hợp phân tích dự đoán, AI và học máy để theo dõi dữ liệu sử dụng thời gian thực của khách hàng cá nhân, hướng tới những nội dung thường tìm kiếm, thứ khách hàng thích xem, thói quen tiêu dùng chi tiêu và các địa điểm phát sinh chi tiêu của họ...

Nhờ có quá trình phân tích dữ liệu cảm biến tốc độ cao, dịch vụ mua hộ hàng Mỹ - Us Express đã đạt được khả năng hiểu biết sâu sắc (insight) của khách hàng, từ đó cũng tiết kiệm được khoảng 6 triệu USD mỗi năm. Hãng cà phê Starbucks cũng tận dụng việc sử dụng truyền thông mạng xã hội và phân tích tốc độ cao để phản hồi khách hàng. Nhờ việc thấu hiểu của người dùng sản phẩm qua cơ sở dữ liệu số, đến nay hãng cà phê này không còn xuất hiện những bình luận tiêu cực.

Để tạo ra được một hành trình trải nghiệm hoàn hảo và xuyên suốt, các doanh nghiệp phải bắt tay vào xây dựng bản đồ hành trình của khách hàng. Đây là một bản trình bày trực quan giúp kể lại câu chuyện về trải nghiệm của khách hàng với doanh nghiệp tại mọi kênh từ offline đến online: email, mạng xã hội, livechat, tổng đài hỗ trợ, cửa hàng đại diện…

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội sách thiếu nhi TP.HCM lần IV với hơn 16.000 tựa sách và hơn 30 chương trình giao lưu, ra mắt sách, hoạt động tương tác dành cho thiếu nhi trong dịp hè tại Đường sách Thành phố.
Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

(LĐTĐ) Tại buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Nam Từ Liêm tổ chức, các chuyên gia đã giải đáp gần 30 câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động, đặc biệt là nhận diện và tránh xa "bẫy tín dụng đen"...
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

(LĐTĐ) Sau 3 năm ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay trở lại với nhiều hoạt động sôi nổi và các màn trình diễn hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng thăm quan và chiễm ngưỡng.
Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội về thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội Công đoàn ngành lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo việc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng khối chính quyền; xem xét, quyết định trường hợp không thực hiện thi tuyển đối với một số chức danh có yêu cầu kiện toàn cấp bách hoặc đặc thù...

Tin khác

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và tin cậy thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện và giảm áp lực trong việc cung ứng, vận hành hiệu quả hệ thống điện.
Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chính thức được phát động từ ngày 18/5, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2023 được các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mua sắm, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

(LĐTĐ) Mới đây, 14 các hiệp hội đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam đã cùng nhau gửi thư góp ý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một số đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) và một số đề xuất để triển khai đóng góp tài chính cho trách nhiệm tái chế trong EPR được hiệu quả, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

(LĐTĐ) Cùng với mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá, môi trường lãi suất cao ảnh hưởng nặng và mạnh đến doanh nghiệp, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc đưa nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong thu hút dự án công nghệ cao.
Để doanh nghiệp ở lại thị trường

Để doanh nghiệp ở lại thị trường

(LĐTĐ) Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Tháng 4/2023, Hà Nội có gần 3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Tháng 4/2023, Hà Nội có gần 3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

(LĐTĐ) Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 4/2023, Thành phố có 2,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký đạt 24,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7%.
Xem thêm
Phiên bản di động