Cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu

(LĐTĐ) Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), với kết quả cuộc bỏ phiếu là 401 phiếu ủng hộ, tương đương 63,3%. Trao đổi về sự kiện này với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Hiệp định chắc chắn mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam.
co hoi nang cao kim ngach xuat khau 4 mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu trên 3 tỷ USD
co hoi nang cao kim ngach xuat khau Nhiều đơn hàng giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng

Dự kiến tháng 7/2020 sẽ có hiệu lực

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu đối với Hiệp định EVFTA có ý nghĩa lớn với Việt Nam, vì đây là thị trường với quy mô 18.000 tỷ USD và tiềm năng cho hàng Việt còn khá rộng mở. EU là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là “cú hích” rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

co hoi nang cao kim ngach xuat khau
Việc EVFTA được thông qua sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam ( Một góc Cảng Đình Vũ- Hải Phòng- ảnh HP)

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc chịu nhiều bất lợi, ít nhất trong quý I/2020. Trong bối cảnh đó, hiệp định EVFTA được phê chuẩn sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.

Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ có được từ Hiệp định này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng Việt. Điều này có ý nghĩa khi hiện chỉ có 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây chính là cơ hội và công cụ quan trọng cho chúng ta phát triển bền vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, gia tăng giá trị hàng hóa.

Cụ thể, hiệu ứng của Hiệp định này tới xuất nhập khẩu dễ nhận biết nhất khi hơn 85% dòng thuế hàng Việt Nam sang EU về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Con số này tăng lên 99% sau 7 năm. 1% còn lại được hai bên thống nhất giảm về 0% theo thuế suất trong hạn ngạch thuế quan. Điều này giúp cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam về mặt giá cả cũng như chất lượng sẽ được khẳng định ở thị trường này, chưa kể đến các điều kiện thuận lợi khác cho Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn phục vụ phát triển công nghiệp chế biến chế tạo cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa về chất lượng về sản phẩm trong chuỗi cung ứng Việt Nam tham gia cùng với EU.

Cùng với đó, EVFTA là Hiệp định chất lượng cao, tính mở và liên kết lớn gắn với cam kết cao về mở cửa thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế nên sẽ là cú hích lớn cho đầu tư trong, ngoài nước.

Về thời điểm Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, điểm khác biệt của EVFTA so với các Hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết là khả năng Hiệp định này có hiệu lực rất nhanh. Sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định vào ngày 12/2, chỉ còn một thủ tục tiếp theo là Hội đồng châu Âu sẽ thông qua phê chuẩn Hiệp định. Còn phía Việt Nam sẽ đợi đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội vào tháng 5 tới, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Chủ tịch nước sẽ trình lên Quốc hội thảo luận phê duyệt.

Như vậy, nếu như mọi việc thuận lợi đúng như kỳ vọng, Hiệp định được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 5 thì các thủ tục pháp lý của hai bên sẽ rất nhanh chóng, có cơ hội đưa Hiệp định có hiệu lực ngay từ tháng 7/2020. Việc sớm được thực thi, Hiệp định EVFTA có nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại; cải cách thể chế và phát triển kinh tế. Nhờ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ cải thiện tích cực.

Cần sửa đổi những gì để thực thi Hiệp định?

Để thực thi Hiệp định, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là rà soát kế hoạch hành động và báo cáo Chính phủ để ngay sau khi Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua thì Chương trình hành động cũng được ký, ban hành.

Cụ thể, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chuẩn bị cùng các bộ, ngành khác rà soát, sửa đổi khuôn khổ luật pháp của Việt Nam cho phù hợp vì có nhiều điều khoản, nội dung trong các bộ luật và quy định luật pháp của Việt Nam cần được sửa đổi để tương thích với cam kết hội nhập, đồng thời để đảm bảo pháp lý trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam… Cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ sớm tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường, xây dựng cơ chế chứng nhận, kiểm dịch động thực vật giữa Việt Nam - EU. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy xuất khẩu.

“Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 – 3,25% (năm 2019 – 2023); 4,57 – 5,30% (năm 2024 – 2028) và 7,07 – 7,72% (năm 2029 – 2033)”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn chứng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, khi càng có nhiều ưu đãi về thương mại, đầu tư thì cũng là lúc có nhiều nguy cơ thẩm lậu hàng hóa, vi phạm đầu tư, lợi dụng để gian lận xuất xứ và gian lận thương mại. Vì vậy, thời gian tới cải cách về thể chế của chúng ta trong đấu tranh gian lận cần nâng cao và đặt ra trong khuôn khổ thực thi Hiệp định. Việt Nam đang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước.

Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại…

Để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép mà các FTA mang lại thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội.

Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.

“Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033)”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn chứng.

H.P- H.X

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/4, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C.
Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5), Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Xem thêm
Phiên bản di động