Cô giáo hơn 25 năm dạy học miễn phí cho học sinh khuyết tật
Gặp gỡ giáo viên tiêu biểu dạy học sinh khuyết tật | |
Tết yêu thương, xuân đầm ấm đến với học sinh Tiểu học Trung Văn |
Chia sẻ về cơ duyên dạy trẻ miễn phí, bà Côi cho biết, vào năm 1994 khi đang làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), quận có chủ trương về việc giúp đỡ các trẻ em lang thang cơ nhỡ, khuyết tật để đảm bảo quyền được học hành và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Bà Côi chuẩn bị giáo án để dạy chữ cho học sinh khuyết tật. (Ảnh: Công Phương). |
Thấy chương trình ý nghĩa, cô giáo Côi đã xung phong đi dạy cho các em. Bước đầu, cô đến ngay xóm trọ của các em học sinh bán báo, đánh giày, cơ nhỡ để dạy học. Thời điểm đó khó khăn, lớp học là nơi ở nên hòm đánh giày, hòm quần áo của các em được trưng dụng làm “bàn học”, lớp chỉ có thắp bóng điện cho sáng mà cũng không có quạt điện nên mỗi khi lên lớp là cả cô và trò đều mướt mát mồ hôi vì nóng nực. Tuy nhiên, vì lòng yêu thương học sinh nên cô giáo Côi vẫn kiên trì bám trụ, dạy các em con chữ.
Hiện tại, lớp học linh động của bà Côi đang dạy 25 em học sinh khuyết tật từ 7 đến 35 tuổi. Các em hầu hết đều là người bị thiểu năng trí tuệ. Chia sẻ về lớp học đặc biệt này, bà Côi cho hay: Việc dạy các em học sinh khuyết tật vô cùng vất vả, phức tạp và đòi hỏi người dạy phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. Giáo viên phải luôn coi các em như con em ruột thịt nhà mình mới dạy được, chứ không thể dạy như ở lớp học bình thường".
Theo lời bà Côi, cô phải dạy từng em học sinh một, các em tiếp thu được đến đâu thì dạy đến đấy. Có những em học tới 4 – 5 tháng nhưng vẫn chưa thuộc được mặt chữ cái nên phải rèn, dạy các em học hàng ngày, khi nào thuộc mới sang chữ khác. Những em tiến bộ và viết được chữ đẹp đều được cô chấm điểm 10 động viên. Lớp có 25 em học sinh nhưng cô luôn kèm từng em một và mỗi một em học một bài khác nhau.
Trong quá trình học, cô gặp rất nhiều tình huống khó xử nhưng với kinh nghiệm nghề nghiệp, cô đã xử lý rất tốt những tình huống đó. Ví dụ như có những hôm thời tiết nóng bức 39 – 40 độ C, các em bị căng thẳng đầu óc, có em thì lên cơn tăng động rồi nói linh tinh mình cũng phải thông cảm. Thậm chí, có em còn bị ngất, cô giáo phải bình tĩnh giải quyết bằng cách bấm huyệt cho em tỉnh lại. Đặc biệt, bà Côi không bao giờ mắng mỏ, nhiếc móc các em mà phải nịnh bằng việc ra mua quà bánh, kẹo, nước cho các em ăn uống để giải tỏa tâm lý.
Được biết, thời gian lên lớp của cả cô và trò đều linh hoạt đúng như tên gọi của lớp học đặc biệt này. Buổi sáng khoảng 8h30 – 9h cô giáo sẽ lên lớp, học trò có thể lác đác đến trước hoặc đúng giờ đó. Tới khoảng 10h30 – 11h cô giáo sẽ cho lớp nghỉ. Theo bà Côi, đến lớp thì các em phải được vừa học vừa chơi chứ không thể ép các em phải học suốt. Các em bị thiểu năng về trí tuệ nên vừa dạy vừa phải dỗ, cô giáo hiểu học sinh của mình thì học trò mới chịu nghe lời.
Trong suốt 25 năm qua, cô giáo già vẫn miệt mài gắn bó dạy con chữ cho lớp học bán báo, đánh giày rồi đến lớp học linh hoạt này mà không thu một đồng phí nào. Không chỉ vậy, bà Côi còn giúp đỡ các em học sinh về vật chất như xin quần áo cho các em, mua đồ dùng học tập và bánh kẹo cho các em. Nhiều em học sinh ốm cô đến thăm và mua hoa quả động viên.
“Ngày đi dạy học sinh bán báo và đánh giày, có những hôm nắng mưa hay trời rét quá, các em không đi bán báo, sách vở hay đánh giày được nên không có tiền ăn, tôi thường mua thức ăn và lo cho các cháu ăn uống tối hôm đó. Nếu em nào đi làm mà không được, tôi lại mua sách vở để ủng hộ các em chi tiêu. Ngoài ra, tôi cũng đi xin quần áo để các em được ăn mặc ấm khi mùa đông đến”, bà Côi chia sẻ.
Về phía gia đình, chồng và các con của bà Côi đều rất ủng hộ việc làm thiện nguyện và ý nghĩa của vợ/mẹ mình. Mỗi ngày lên lớp với học trò với bao cung bậc cảm xúc, yêu thương, cảm thông với từng trò khiến cho bà Côi thêm phần vui vẻ, cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa.
Chia sẻ kỷ niệm về Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, bà Côi cho hay, món quà vật chất gần như không có nhưng 25 năm qua, bà nhận được rất nhiều món quà tinh thần, những lời chúc và tình cảm của nhiều thế hệ học sinh dành tặng. Vui nhất là nhiều lớp học sinh trưởng thành, có nhiều em lớn khôn, trưởng thành và có công việc ổn định vẫn về thăm cô giáo. Thấy các em trưởng thành, có cuộc sống khá giả nhưng vẫn không quên cô giáo ngày xưa đã dạy bảo mình, bà Côi như được trẻ lại và ấm lòng thêm.
Chia sẻ về lớp học này, bà Đặng Thị Kim Hoa trú tại ngõ 521 Trương Định thông tin: “Bà con khối phố chúng tôi vô cùng cảm phục tinh thần và tình yêu thương học trò của bà Côi. Bà gần 80 tuổi nhưng vẫn nặng lòng với học trò bị thiệt thòi, đem con chữ đến với các cháu. Ở lớp học linh hoạt, bà Côi luôn quan tâm từng học trò và đặc biệt bà không lấy bất cứ một đồng tiền học phí nào. Chỉ mong bà tiếp tục có nhiều sức khỏe để dạy chữ cho các cháu ở đây”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28