Chuyện người công nhân ngành Thoát nước
Nữ công nhân may truyền cảm hứng trong lao động | |
Người tốt - Việc tốt: Người cán bộ công đoàn nhiệt huyết |
Theo anh Nguyễn Đình Vinh, hôm đó là chiều muộn ngày 16/9/2019, một số em học sinh lớp 7 của Trường Trung học cơ sở Tam Hiệp, huyện Thanh Trì sau khi tan học đã không về nhà mà rủ nhau đi tắm ở hồ nước Linh Đàm. Khi xuống tắm được một lúc, không may có hai học sinh là Lục Văn Kim và Đỗ Tiến Đạt bị đuối nước. Thấy vậy, các bạn còn lại vội vã chạy lên bờ tìm người cứu giúp.
Lúc này, anh Vinh cũng đang trên đường đi làm về, khi đến khu vực Trạm bơm hồ Linh Đàm thì thấy có 3 học sinh hốt hoảng chạy đến kêu: “Cứu bạn cháu với chú ơi! Bạn cháu đang bị đuối nước dưới hồ…”.
Anh Nguyễn Đình Vinh được ban lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội tuyên dương vì hành động dũng cảm cứu người. |
Theo hướng tay chỉ của em học sinh, anh Vinh không nghĩ nhiều, nhanh chóng bỏ xe máy lao thẳng xuống hồ nước để mò tìm. Sau 6 lần ngụp lặn tìm kiếm nhưng không thấy, anh tiếp tục hỏi lại các học sinh trên bờ để xác định vị trí. Lúc này anh còn suy nghĩ không biết có phải các cháu có lừa mình không nhưng sau vài lần hô hấp lấy sức anh Vinh vẫn quyết tâm lặn xuống để tìm.
May mắn trong lần này, tại độ sâu chừng 1m8, thì anh sờ thấy hai cháu đang ôm lấy nhau ở dưới đáy hồ. “Lần thứ 7, tôi lấy một hơi dài lặn xuống thì sờ thấy 2 cháu đang nằm dưới đáy hồ. Tôi lấy chân đạp tách hai cháu ra, để nhô đầu các cháu lên mặt nước và từ từ đưa hai cháu vào bờ” – anh Vinh nhớ lại.
Khi lên được bờ thấy hai cháu có hiện tượng ngừng thở, tôi đã nhờ anh Đoàn Đình Chắc, người cũng có mặt tại hiện trường cùng tôi hô hấp nhân tạo và ép lồng ngực cho tim đập lại. “Lúc cứu được các cháu lên bờ tôi gần như kiệt sức, may mắn cho cả tôi lẫn các cháu là trong đầu tôi vẫn nhớ như in các kiến thức sơ cứu đã được Ban Giám đốc, Công đoàn Công ty Thoát nước Hà Nội truyền đạt trong các giờ thực tập sơ cứu, cứu nạn. Đây thực sự là những kỹ năng cần thiết trong những tình huống nguy hiểm” – anh Vinh cho hay.
Một lúc sau, khi thấy một cháu tỉnh lại và thở hắt ra, anh Vinh cũng chỉ kịp nghĩ trong đầu “sống rồi” rồi nằm lả đi. Sau đó, anh Vinh cũng dần quên câu chuyện này để tiếp tục với những bộn bề công việc đời thường, cho đến mấy ngày sau, cũng trên đường đi làm về khi tình cờ gặp một học sinh trong nhóm và hỏi xem tình sức khỏe các cháu thế nào thì học sinh đó nói là hai bạn vẫn khỏe và đi học bình thường. Lúc này anh Vinh mới biết các cháu học lớp 7, Trường Trung học cơ sở Tam Hiệp và tới trường thăm hỏi sức khỏe các cháu.
Cảm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Đình Vinh, Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Tam Hiệp và gia đình hai em đã viết thư cảm ơn gửi đến Ban Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội bày tỏ sự biết ơn và trân trọng trước hành động cứu người đuối nước của anh Vinh. Anh Lục Văn Hải, bố em Lục Văn Kim tâm sự: “Thật may mắn cho hai cháu đã được anh cứu giúp vì nếu không có hành động kịp thời kéo các cháu lên bờ, biết cấp cứu đúng cách của anh Vinh thì con tôi giờ chắc không còn. Gia đình chúng tôi không biết nói gì hơn, rất biết ơn anh!”.
Được biết, anh Nguyễn Đình Vinh sinh năm 1969, cư trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Gia đình anh có 5 người gồm hai vợ chồng, 2 con trai và mẹ anh đã 98 tuổi. Gần 30 năm công tác tại Công ty Thoát nước Hà Nội, với sự nhiệt tình, trách nhiệm, anh Vinh có nhiều việc làm tốt, được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp tín nhiệm. Anh được Công ty giao làm Tổ trưởng Tổ duy trì 12, Xí nghiệp thoát nước số 3 năm 2018. Tổ của anh luôn đoàn kết, sẵn sàng ứng trực khi trời có mưa để thoát nước kịp thời.
Được biết, anh Nguyễn Đình Vinh sinh năm 1969, cư trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Gia đình anh có 5 người gồm hai vợ chồng, 2 con trai và mẹ anh đã 98 tuổi. Gần 30 năm công tác tại Công ty Thoát nước Hà Nội, với sự nhiệt tình, trách nhiệm, anh Vinh có nhiều việc làm tốt, được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp tín nhiệm. Anh được Công ty giao làm Tổ trưởng Tổ duy trì 12, Xí nghiệp thoát nước số 3 năm 2018. Tổ của anh luôn đoàn kết, sẵn sàng ứng trực khi trời có mưa để thoát nước kịp thời. Kể lại kỷ niệm ngày đầu vào nghề, anh Vinh cho biết: “Tôi vào nghề năm 1990, kỷ niệm với nghề thì nhiều, nhưng nhớ nhất vẫn là lần đầu tiên tôi lội xuống mương nước trên đường Trần Khát Chân để nạo vét bùn và rác thải khơi thông dòng chảy. Ngày ấy, công nhân không có quần áo bảo hộ như bây giờ, sau khi làm xong, lên bờ và bỏ đôi ủng ra, tôi giật mình khi thấy hai bàn chân mình trắng như trứng gà bóc, nhìn sang các đồng nghiệp thấy họ cũng như mình. Mới đầu về nhà, chúng tôi rất lo lắng, sau một hai hôm thấy chân tay bình thường mới yên tâm và xác định đây là công việc hàng ngày của mình để đường phố Thủ đô sạch, đẹp hơn”. |
Kể lại kỷ niệm ngày đầu vào nghề, anh Vinh cho biết: “Tôi vào nghề năm 1990, kỷ niệm với nghề thì nhiều, nhưng nhớ nhất vẫn là lần đầu tiên tôi lội xuống mương nước trên đường Trần Khát Chân để nạo vét bùn và rác thải khơi thông dòng chảy. Ngày ấy, công nhân không có quần áo bảo hộ như bây giờ, sau khi làm xong, lên bờ và bỏ đôi ủng ra, tôi giật mình khi thấy hai bàn chân mình trắng như trứng gà bóc, nhìn sang các đồng nghiệp thấy họ cũng như mình. Mới đầu về nhà, chúng tôi rất lo lắng, sau một hai hôm thấy chân tay bình thường mới yên tâm và xác định đây là công việc hàng ngày của mình để đường phố Thủ đô sạch, đẹp hơn”.
Theo bà Trương Hải Yến – Chủ tịch Công đoàn Công ty Thoát nước Hà Nội, cũng giống như những đơn vị công ích khác của thành phố, các công nhân của Công ty Thoát nước Hà Nội luôn phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Do đó, trang bị kiến thức về an toàn lao động là việc Ban Giám đốc, Công đoàn chú trọng, ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Công ty cũng thường xuyên quan tâm, theo sát công việc để hiểu tâm tư, nguyện vọng và thường xuyên động viên kịp thời anh chị em trong đơn vị cả về vật chất và tinh thần. Trước mỗi dịp thời tiết có những biến đổi bất ngờ, Ban lãnh đạo công ty, Công đoàn ngành Thoát nước đều kịp thời động viên, chia sẻ đối với những công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ.
Có lẽ chính nhờ tinh thần tương thân tương ái như vậy mà trong suốt 46 năm qua, từ những đôi bàn tay thô ráp, không máy móc thiết bị trợ giúp, cùng với một hệ thống cơ sở hạ tầng hầu như không có gì ngoài những cái cống cũ kĩ, hoen gỉ, Công ty Thoát nước Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh hoàn thành công tác cơ giới hóa, qua đó khẳng định vị thế và đóng góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22