Người tốt - Việc tốt: Người cán bộ công đoàn nhiệt huyết

Đó là anh Nguyễn Thế Phương - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Khí đốt Gia Định (trực thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm). 
nguoi tot viec tot nguoi can bo cong doan nhiet huyet Nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS trong cán bộ công đoàn, CNVCLĐ
nguoi tot viec tot nguoi can bo cong doan nhiet huyet Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn
nguoi tot viec tot nguoi can bo cong doan nhiet huyet Sẽ có Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Anh và “đầu quân” về Công ty Cổ phần Khí đốt Gia định từ hơn chục năm nay ở vị trí trưởng bộ phận kho, anh Nguyễn Thế Phương luôn thể hiện là một cán bộ quản lý năng nổ, gương mẫu, hết mình trong công việc, được lãnh đạo Công ty đánh giá cao và được đồng nghiệp, công nhân viên, người lao động nể phục, tin tưởng. Đây có lẽ là lý do chính để đoàn viên công đoàn, công nhân viên, người lao động trong Công ty tín nhiệm bầu anh là Chủ tịch Công đoàn.

nguoi tot viec tot nguoi can bo cong doan nhiet huyet
Trưởng bộ phận kho, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Khí đốt Gia Định Nguyễn Thế Phương đang kiểm tra hàng hóa

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình và đứng trước sự gửi gắm, tin tưởng của đoàn viên, CNLĐ, Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương xác định, công đoàn Công ty phải làm thật tốt việc đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp gặp khó phải thu hẹp việc làm của người lao động thì BCH Công đoàn Công ty Cổ phần Khí đốt Gia Định mà trực tiếp là Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương đã tích cực phối hợp, tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động trong Công ty với mức thu nhập năm sau luôn tăng hơn năm trước từ 5-10%.

Anh Nguyễn Thế Phương chia sẻ, để đảm bảo quyền dân chủ của người lao động và củng cố cơ sở pháp lý trong bảo vệ quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp thì việc tổ chức Hội nghị người lao động hàng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, đàm phán xây dựng Thỏa ước lao động tập thể và các nội quy, quy chế Công ty… là những việc làm hết sức quan trọng.

“Tuy không dễ dàng nhưng những hoạt động đó đã được duy trì tốt ở Công ty Cổ phần Khí đốt Gia Định trong nhiều năm qua. Hàng năm, Ban chấp hành Công đoàn và Ban lãnh đạo Công ty đều phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động đảm bảo đúng nội dung, quy trình, chất lượng. Thỏa ước lao động tập thể cũng đã được Công đoàn và lãnh đạo Công ty đàm phán, xây dựng, ký kết và cứ 3 năm lại được sửa đổi, bổ sung một lần. Việc đối thoại giữa lãnh đạo Công ty và người lao động được tổ chức định kỳ hàng năm cùng với Hội nghị Người lao động, tuy nhiên trong những trường hợp bất thường, BCH Công đoàn sẽ đề nghị ban lãnh đạo Công ty thảo luận trực tiếp với người lao động trong vòng 1 tiếng đầu giờ”- Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương cho biết.

Cũng theo anh Nguyễn Thế Phương, để duy trì thành nề nếp những việc như trên, các cán bộ công đoàn như anh trước hết phải luôn gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là nắm vững các kiến thức pháp luật về lao động, trau dồi năng lực đàm phán, đối thoại. Đặc biệt, cán bộ công đoàn phải luôn gần gũi, sâu sát với người lao động, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ kịp thời với những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

“Thuận lợi của tôi là do điều kiện công việc của trưởng bộ phận kho với đặc thù kho LPG là kho lộ thiên, thường xuyên làm việc ngoài trời, hàng ngày đều tiếp xúc với các thành viên trong công ty nên rất dễ nắm bắt tình hình của người lao động. Khi cán bộ công đoàn vững chuyên môn, kiến thức, lại chuyền tải đúng được tiếng nói của người lao động thì chắc chắn chủ doanh nghiệp sẽ tôn trọng và sẵn sàng ủng hộ mọi đề xuất, đàm phán của cán bộ công đoàn”- anh Phương đúc rút.

Chăm lo, bảo vệ tốt cho quyền lợi của người lao động, song Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương cũng luôn xác định, Công ty có phát triển, thì đời sống người lao động mới được nâng lên, bởi vậy, trách nhiệm quan trọng hơn của công đoàn chính là hài hòa giữa lợi ích của người lao động với lợi nhuận và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, trong đó đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân viên, người lao động là một giải pháp quan trọng.

Để các phong trào thi đua thực sự lôi cuốn được người lao động và đạt hiệu quả cao nhất, Chủ tịch công đoàn Nguyễn Thế Phương và các cán bộ công đoàn trong Công ty đã phát động thi đua ngay từ đầu năm đồng thời cụ thể hóa tiêu chí, nội dung thi đua phù hợp với đặc thù của từng bộ phận, phòng ban: Nhân viên văn phòng nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo; công nhân làm việc theo đúng quy trình vận hành; lái xe giữ gìn xe tốt, lái xe an toàn...

Công đoàn khuyến khích CNVCLĐ phát huy tính năng động, sáng tạo, đổi mới phong cách làm việc, tích cực tham gia các đợt thi đua cao điểm đảm bảo sản lượng phục vụ tết Dương lịch, tết Nguyên đán hàng năm. Trong những ngày Tết, nhờ sự vận động, khuyến khích kết hợp với quan tâm kịp thời của công đoàn, công nhân trong công ty đã tự nguyện làm tăng ca, làm thêm, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạt sản lượng cao.

Thông qua thi đua, hàng tháng, hàng năm, Công ty đều có trên 90 % cá nhân đạt loại A và 30% tập thể xuất sắc, 70% tập thể tiên tiến, nhiều người đã đạt danh hiệu “Người tốt việc tốt”; “Lao động giỏi”; “Công nhân giỏi Thủ đô” v.v…Đáng nói hơn, thi đua đã thực sự tạo ra động lực, góp phần quan trọng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Có thể nói, với sự năng động, sáng tạo, trách nhiệm với công việc chuyên môn và tâm huyết với hoạt động công đoàn, người lao động, Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương và BCH Công đoàn Công ty Cổ phần Khí đốt Gia định đã thực sự làm tốt vai trò cầu nối hài hòa giữa sự phát triển của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động. Nhờ vậy quan hệ lao động tại Công ty luôn ổn định, góp phần quan trọng để Công ty Cổ phần Khí đốt Gia Định không ngừng phát triển.

Riêng với cá nhân Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Thế Phương, những nỗ lực của anh đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng, danh hiệu mà các cấp, ngành, đoàn thể, Công ty trao tặng như Người tốt việc tốt, Cán bộ công đoàn tiêu biểu huyện Gia Lâm…Tuy nhiên, phần thưởng lớn hơn dành cho anh chính là sự trân trọng, đánh giá cao của Ban lãnh đạo Công ty, sự tin yêu quý mến của đoàn viên, công nhân viên, người lao động với người cán bộ công đoàn nhiệt tình, tâm huyết.

Ph.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động