Chuyện cô giáo “sành” công nghệ
Người Tổ trưởng chuyên môn tâm huyết, sáng tạo Truyền cảm hứng cho học sinh từ “sân khấu hóa" lớp học |
Ý tưởng ra đời từ mùa dịch Covid-19
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội năm 2008, cô giáo Trương Thị Hiền (sinh năm 1986) về nhận công tác tại Trường Tiểu học Tân Định (quận Hoàng Mai) và gắn bó tới nay. Với sự tận tình, trách nhiệm và chuyên môn vững, cô Hiền luôn được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp 1. Năm học 2022-2023, cô được giao chủ nhiệm lớp 1A9.
Cô giáo Trương Thị Hiền hướng dẫn học sinh học bài. |
Cô Hiền cho biết, ý tưởng xây dựng ứng dụng “Sổ tay đến trường” xuất phát từ một số thực trạng của việc dạy và học hiện nay. Đó là xu thế số hóa giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi cần có những ứng dụng, phần mềm có sự tương tác cao nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và học sinh. Cùng với đó, trong một guồng quay công việc bận rộn và gấp gáp như hiện nay thì thời gian cha mẹ có thể dành cho con cái khá hạn chế. Họ rất cần một sợi dây thông tin để kết nối thường xuyên với nhà trường, giáo viên, nhất là với phụ huynh của những học sinh đặc biệt tham gia học hòa nhập.
“Ý tưởng xây dựng ứng dụng “Sổ tay đến trường” nhen nhóm từ năm học 2021-2022, khi học sinh học trực tuyến tại nhà do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thời điểm đó, tôi và các đồng nghiệp sử dụng khá nhiều ứng dụng để kết nối với phụ huynh học sinh trong việc trao đổi thông tin, giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Đặt mình vào địa vị là phụ huynh học sinh có hai con đi học, để nắm được đầy đủ thông tin của từng con là khá mất thời gian, vì hằng ngày phải truy cập nhiều ứng dụng, việc bao quát thông tin khó khăn khi số lượng tin nhắn nhiều, lại bị trôi, tôi nảy ý tưởng tổng hợp tất cả tính năng cơ bản vào ứng dụng “Sổ tay đến trường” với mong muốn tăng cường kết nối giữa giáo viên và phụ huynh, giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và không sót thông tin”, cô giáo Trương Thị Hiền chia sẻ.
Để hình thành ứng dụng, đầu tiên cô nêu ý tưởng, thiết kế giao diện và trình bày với Ban Giám hiệu. Với sự hỗ trợ của đội ngũ Tin học của nhà trường, ứng dụng ra đời, được thực nghiệm đầu tiên tại lớp cô chủ nhiệm trong năm học trước. Năm học 2022-2023, khi học sinh được đến trường học trực tiếp, nhận thấy những tính năng của “Sổ tay đến trường” vẫn có nhiều ý nghĩa, cô Hiền tiếp tục tìm tòi để hoàn thiện.
Theo cô giáo Trương Thị Hiền, ứng dụng gồm 3 tính năng chính: “Hoạt động hằng ngày”, “Khoảnh khắc đáng nhớ”, “Chia sẻ kết nối”. Trong đó, ở mục “Hoạt động hàng ngày”, phụ huynh, học sinh sẽ dễ dàng thấy được các công việc, nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Nhiệm vụ, công việc của học sinh cần thực hiện được cập nhật theo ngày, theo tuần trên ứng dụng. Hay ở mục “Khoảnh khắc đáng nhớ”, giáo viên có thể chủ động tạo ra các cuốn album để cập nhật các hoạt động hằng ngày, các phong trào thi đua qua hệ thống video và hình ảnh. Phụ huynh sẽ rất thích thú khi được nhìn thấy những hoạt động ở trường của con em mình.
Ngoài ra, những tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh sẽ được giáo viên, nhà trường giải đáp qua mục “Chia sẻ kết nối” một cách kịp thời, đồng thời đảm bảo sự bí mật và tính riêng tư. Ứng dụng giúp phụ huynh không còn nỗi lo việc thông báo trên Zalo của giáo viên bị trôi hay quá nhiều nhóm Zalo học tập của con khiến phụ huynh bị quá tải.
“Năm nay là năm đầu tiên tôi có con vào lớp 1 nên rất lo lắng, không biết quá trình con học trên lớp như thế nào. Rất may mắn, ứng dụng “Sổ tay đến trường” đã giúp các phụ huynh có thể đồng hành cùng nhà trường. Ứng dụng thao tác đơn giản, ai cũng có thể dùng”, anh Trần Quốc Đức (phụ huynh học sinh lớp 1A9) bày tỏ.
Để học sinh đặc biệt không cảm thấy bị “bỏ rơi”
Chia sẻ về ứng dụng “Sổ tay đến trường”, cô giáo Trương Thị Hiền nhắc tới một học sinh trong lớp cô đang dạy. Em là học sinh hòa nhập và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, em lại có nhiều điểm mạnh khác như có thể ghi nhớ và tái hiện lại sự việc dưới dạng hình ảnh khá tốt. Nhờ có ứng dụng, cô đã có phương pháp giáo dục phù hợp, giúp em tiến bộ rất nhiều trong việc học tập ở trường. “Thay vì giao nhiệm vụ tập kể và diễn lại câu chuyện cho người thân nghe giống như học sinh cả lớp, tôi đã giao cho em tập kể lại bằng lời hoặc tái hiện lại nội dung câu chuyện bằng tranh vẽ. Nhiệm vụ này chỉ xuất hiện trên đúng tài khoản của em để em không cảm thấy mình khác biệt so với các bạn trong lớp. Em đã đón nhận nhiệm vụ rất vui vẻ và làm rất tốt”, cô Hiền cho hay.
Cô giáo Trương Thị Hiền trong một tiết dạy. Ảnh: P.T |
Đây cũng là điều cô Hiền tâm đắc nhất của “Sổ tay đến trường”. Ứng dụng đã giúp ích rất nhiều cho quá trình dạy học theo định hướng cá thể hóa, nhất là với học sinh hòa nhập. Theo đó, giáo viên có thể giao nhiệm vụ riêng cho từng học sinh, giúp các em không cảm thấy mình có sự khác biệt hoặc bị bỏ quên so với các bạn cùng lớp, bảo đảm được nguyên tắc về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là không so sánh giữa các học sinh, lại có thể tạo động lực giúp các em phát huy năng lực, sở trường để tự tin tiến bộ.
Nếu như đầu năm học 2022-2023, mới có 1/3 phụ huynh sử dụng ứng dụng, thì đến nay, gần như 100% phụ huynh của lớp 1A9 đều truy cập thường xuyên. Hiện tại, ứng dụng cũng đang được thử nghiệm ở một số lớp và được các đồng nghiệp đánh giá cao. Cô giáo Nguyễn Thị Nhàn (giáo viên Trường Tiểu học Tân Định) cho rằng, đây là ứng dụng khá hay và khả thi, có thể hỗ trợ giáo viên trong việc tăng cường kết nối với phụ huynh để nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là có thể quan tâm nhiều hơn đến từng học sinh và phát huy mặt mạnh của từng em.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Định Trần Thị Bích Liên chia sẻ, qua 2 tháng sử dụng của năm học 2022-2023, ứng dụng đã đem lại hiệu quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá. Nhà trường đã tích hợp ứng dụng trên website của nhà trường và sẽ có kế hoạch triển khai đến tất cả các lớp.
Đánh giá về sáng kiến của cô giáo Trương Thị Hiền tại vòng Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết: “Cô giáo Trương Thị Hiền đã chọn ý tưởng sáng tạo gắn với nhu cầu cần thiết hiện nay, đó là sự kết nối giữa nhà trường và gia đình trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng của cô chia sẻ nhiều thông tin giữa giáo viên với học sinh và gia đình, tương tác nhiều chiều chứ không như sổ liên lạc điện tử mà các trường đang sử dụng hiện nay chỉ tương tác một chiều và không có phản hồi. Đây là ý tưởng rất hay, cần nhân rộng. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội mong muốn được phổ biến và chuyển giao đến các trường học khác trên địa bàn Thành phố”.
Với sự tâm huyết, sáng tạo trong việc hiện thực hóa ý tưởng “Sổ tay đến trường”, cô giáo Trương Thị Hiền vinh dự là 1 trong 40 nhà giáo, đại diện cho hàng chục nghìn nhà giáo Thủ đô được đề nghị trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 6, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53