Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung
Sát cánh khắc phục khó khăn cùng người dân vùng lũ
Toàn huyện Chương Mỹ hiện có 2 xã Nam Phương Tiến và Mỹ Lương có điểm sơ tán tập trung. Theo đó, các trường hợp là mẹ, vợ liệt sĩ, gia đình chính sách được bố trí đến những gia đình có điều kiện, hoặc người thân ở những nơi không ngập để được chăm sóc chu đáo.
Các điểm sơ tán tập trung (tại xã Mỹ Lương và Nam Phương Tiến) đều được bố trí ở trường học, nhà văn hóa gần với Ủy ban nhân dân các xã. Lãnh đạo xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, cán bộ xã “3 cùng” 24/24h sát cánh tại chỗ với bà con.
Ông Lê Viết Tăng thường trực hỗ trợ, cấp phát quà cứu trợ cho người dân. |
Là vùng trũng, sát 2 con sông, với hệ thống đê được xây dựng đã rất lâu, thường xuyên bị ngập lụt nên cán bộ và người dân xã Nam Phương Tiến đã quen với việc báo động mỗi khi mưa lớn, lũ lên.
Trung tá Trần Hữu Thạo - Trưởng Công an xã Nam Phương Tiến cho biết: Nhân Lý là khu vực trũng nhất Nam Phương Tiến, nên chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt ngập kéo dài vừa qua. Vào giai đoạn cao điểm, nhiều chỗ nước dâng tới gần mái nhà. Con đường bê tông chạy dọc thôn cũng chìm sâu trong gần 2m nước. Công an xã cùng 30 thành viên lực lượng Bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đã đến từng nhà dân vận động, hỗ trợ người dân di dời khỏi nơi ngập nặng, tới các điểm tạm cư an toàn.
“Hiện các nơi ngập sâu ở Nam Phương Tiến, mọi người dân đều đã được đưa đi tạm cư ở nơi an toàn. Mỗi khu vực chỉ có 1, 2 thanh niên là nòng cốt lực lượng Bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bám trụ để cùng Công an xã tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn tài sản của nhân dân. Nói thế là để thấy, những kịch bản ứng phó, mỗi phần việc đều được phân công cụ thể, nước lên là chính quyền phải nhanh chóng nhất đưa người dân đến nơi an toàn. 7 đồng chí công an xã Nam Phương Tiến chúng tôi trực 100% từ khi nước lên đến hôm nay đã 11 ngày. Nhìn bà con an toàn mới yên tâm được” - Trung tá Trần Hữu Thạo nói.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nam Phương Tiến Nguyễn Quang Thấn cho biết: Thực hiện công tác cứu trợ, đảm bảo đời sống người dân vùng ngập lụt của xã, Mặt trận Tổ quốc xã đã phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể xã trực 24/24 để tiếp nhận quà cứu trợ và thực hiện công tác chăm sóc y tế, hậu cần không để người dân nào thiếu đồ ăn, nước uống.
Hay trường hợp, Bí thư Chi bộ thôn Lê Viết Tăng, nhiều ngày nay đã không ngại nắng mưa, ngày đêm cùng chính quyền thôn hỗ trợ người dân đi sơ tán, vận chuyển người và tài sản, cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc y tế... cho người dân trong thôn, đảm bảo công khai, công bằng, đúng đối tượng, để “Không ai bị bỏ lại phía sau”.
Người dân được chăm sóc tận tình, chu đáo, đảm bảo sức khỏe tại điểm sơ tán tập trung. |
Còn anh Nguyễn Văn Tuyền, cán bộ xã Mỹ Lương nhiều ngày nay đã cùng mọi người thuộc lực lượng tại chỗ và đông đảo nhân dân trong xã căng mình đắp 2,4km đê chống tràn, khắc phục thành công sự cố đùn mạch sủi ở đoạn đê Gò Khoăm trên địa bàn...
Mong lũ rút để được về nhà
Rời xa nhà đến khu sơ tán tập trung, người dân vùng ngập lụt của huyện Chương Mỹ được chăm sóc tận tình, chu đáo, chỉ mong lũ rút để được về nhà khi đã hơn 10 ngày đi sơ tán.
Tại điểm sơ tán tập trung tránh lụt cho hơn 132 người dân xã Mỹ Lương đặt ở trường Trung học cơ sở Mỹ Lương, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Mỹ Lương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cùng nhiều cán bộ thường xuyên ở lại trực với bà con.
“Chúng tôi bố trí 1 trạm y tế ngay trong trường để phục vụ bà con. Từng bữa cơm phục vụ nhân dân tạm cư tránh lụt cũng phải được kiểm tra kỹ càng. Người dân cần gì là phải có mặt ngay. Chúng tôi cũng ứng trực ở đây đêm ngày để đón các đoàn thiện nguyện. Hàng tới, bốc dỡ thật nhanh, xác nhận rồi phải chuyển ngay”, ông Nguyễn Minh Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Mỹ Lương cho biết.
Cán bộ trẻ Nguyễn Văn Tuyền giúp học sinh đi sơ tán học bài. |
Người dân sơ tán tập trung tránh lụt ở Trường Trung học cơ sở Mỹ Lương được chính quyền xã bố trí vào các phòng học, có gối, chăn, màn đầy đủ. Những bữa cơm hằng ngày vẫn rôm rả chuyện xóm, chuyện làng, nhưng có điều, bà con đôi lúc vẫn nhìn về phía xa xa nhà mình với mong mỏi nước rút để sớm trở về nhà.
Ông Mai Thế Ba (67 tuổi) ở xóm 2, thôn Khôn Duy, xã Mỹ Lương bộc bạch: “Người dân ở đây thì cũng quen với lũ lụt, nhưng lần nào cũng thế. Dù sơ tán tập trung được chăm sóc chu đáo, nhưng phải xa nhà là tôi lo lắng lắm. Tài sản không nhiều, nhưng đó là nơi ăn, chốn ở của 3 ông cháu. Tôi chỉ mong sớm được về nhà...”.
Tối nào cũng vậy, cán bộ trẻ Nguyễn Văn Tuyền lại đi thăm hỏi các phòng tạm cư ở Trường Trung học cơ sở Mỹ Lương. Anh Tuyền giúp các em nhỏ học bài, hỏi thăm người cao tuổi. Anh cũng luôn động viên, chia sẻ để người dân yên tâm, chờ nước lũ rút để về lại nhà.
Tương tự, tại 5 điểm sơ tán xã Nam Phương Tiến (Điểm tại trụ sở Ban Chỉ huy quân sự xã, nhà văn hóa thôn Đồi Mít, Đồi Miễu, Đông Nam và Trạm y tế B) hiện có 51 hộ với 139 nhân khẩu, người dân cũng được ở an toàn, sạch sẽ, chăm sóc hàng ngày, ăn uống đủ đầy, nhưng trong tâm mỗi người đều mong ngóng sớm được trở về nhà mình.
"Mẹ con tôi đã di chuyển lên điểm sơ tán ngay từ những ngày đầu bão về. Ở đây đủ đầy cơm ăn, nước uống, sinh hoạt cá nhân, và gia đình cũng được tạo điều kiện thuận lợi nhất. Người đi, tài sản cũng vận chuyển đi hết rồi, nhưng nỗi nhớ nhà lúc nào cũng da diết. Tôi chỉ mong lũ rút đi để về nhà dọn dẹp, để con gái lại được cắp sách tới trường, gia đình tôi sẽ trở lại cuộc sống bình thường...” - chị Doãn Thị Hòa chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng về chữa cháy tại trường học
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Công an huyện Mê Linh: Tăng cường vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vàng giảm, nhu cầu mua tăng, tiệm vàng hết hàng liên tục
Tin khác
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 13:42
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân
Thủ đô 15/11/2024 13:35
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Chỉ đạo - Điều hành 15/11/2024 09:51
Nền tảng cốt lõi để hình thành hệ thống giao thông thông minh
Nhịp sống Thủ đô 15/11/2024 06:23
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Emagazine 14/11/2024 22:51
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:44
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 16:50
Góp phần bảo tồn, quảng bá tranh dân gian Hàng Trống
Nhịp sống Thủ đô 14/11/2024 16:16