Chùa Một Cột, đài Sen nghìn cánh nở

(LĐTĐ) Từ hàng ngàn năm nay, chùa Một Cột vốn được xem là ngôi chùa cổ kính bậc nhất Hà thành. Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Một Cột tựa như một đài Sen nghìn cánh nở, mang lại cho người dân và du khách trong và ngoài nước cảm giác thanh tịnh, thoát tục mỗi lần ghé thăm.
chua mot cot dai sen nghin canh no Độc đáo ngôi chùa được mệnh danh “đệ nhất danh lam” đất Phố Hiến
chua mot cot dai sen nghin canh no Đi chùa đầu năm – Nét đẹp trong đời sống tâm linh người Việt
chua mot cot dai sen nghin canh no Nô nức đi lễ chùa Đậu đầu Xuân
chua mot cot dai sen nghin canh no
Chùa Một Cột luôn thu hút du khách thập phương. Ảnh: PV

Trong một ngày đầu xuân hai năm trước, để thỏa nguyện ước tham quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, tôi được PGS.TS Trần Xuân Dung, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân, người am hiểu sâu sắc về các di tích lịch sử ở Hà Nội dẫn tới thăm chùa Một Cột. Bước chầm chậm trên những bậc thang dẫn vào nơi thờ tự của chùa, PGS.TS Trần Xuân Dung kể: Chùa Một Cột vốn là một cá thể nằm trong tổng thể kiến trúc chùa Diên Hựu được xây dựng từ thời nhà Lý.

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại rằng, vào năm 1049, Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa tung kinh, niệm Phật cầu chúc cho vua sống lâu nên gọi là chùa Diên Hựu.

Đến đời Lý Nhân Tông, nǎm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (năm 1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng do quá nặng không treo lên được, nên chuông để ở chân tháp Quy Điền, gọi là chuông Quy Điền. Chuông Quy Điền được xếp là một trong bốn công trình đồ sộ của nước ta hồi ấy. Đầu thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược chiếm thành Đông Quan (Hà Nội).

Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn thần tốc ra đánh, vây thành Đông Quan rất gấp, tướng Minh là Vương Thông thiếu thốn vũ khí đạn dược đã sai người phá chuông Quy Điền lấy đồng đúc đạn. Khi thành Đông Quan được giải phóng, quân Minh bại trận rút chạy, chuông Quy Điền đã bị giặc phá không còn nữa.

Kế tiếp triều đại nhà Lý là nhà Trần ngôi chùa vẫn mang tên Diên Hựu và chùa cũng đã qua nhiều đợt trùng tu lớn và đến năm Thiền Ứng Chính Bình 18 (năm 1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Đến thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1838, Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và tam quan. Năm 1802, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới.

Năm 1864, Tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn Diên Hựu Tự, xây dựng lại Đài Liên Hoa trong quần thể chùa Một Cột theo kiến trúc cũ vào năm 1955 do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Dung, so với quy mô và hình thức thời Lý - Trần, chùa Một Cột hiện nay đã thay đổi khá nhiều, tuy nhiên, lối kiến trúc nhất trụ vẫn là kiến trúc cơ bản. Chùa có kết cấu hình vuông mỗi chiều 3m, làm bằng gỗ, mặt tiền để ngỏ, 3 phía còn lại làm bằng ván gỗ bưng kín, phía trên có mái gói, bốn góc uốn cong tạc hình lưỡng long chầu nguyệt.

Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng trên một cột đá hình trụ có đường kính 1,2m cao 4m chưa kể phần chìm dưới nước. Trụ đá gồm 2 khối gắn liền với nhau, thoạt nhìn tưởng như là một khối. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa bông sen nở, gắn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, 2 đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa tượng đức Phật Quan Thế Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng đặt ở vị trí cao nhất.

Phía trên bức tượng Phật là Hoành Phi “Liên hoa đài” (đài hoa Sen). Trên chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng 1 cầu thang 10 bậc, nát gạch chỉ, hai bên có thành tường xây gạch. Nhìn tổng thể ngôi chùa như một bông sen lớn vươn thẳng lên giữa hồ nước chính là sự thanh cao thoát tục của nhà phật.

“Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ở đây, có sự kết hợp táo bạo của ý tưởng tượng, lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh bạch.

Ao hình vuông ở phía dưới biểu tượng cho đất (trời tròn đất vuông) ngôi chùa vươn lên như một ý nghĩa cao cả lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Hình ảnh hoa sen tượng trưng cho trí tuệ miên mãn. Chùa Một Cột là biểu tượng độc lập, Diên Hựu chỉ sự tồn tại hiện hữu lâu dài”- PGS.TS Trần Xuân Dung chia sẻ.

Với kiến trúc đặc sắc, có giá trị tâm linh to lớn, vẻ đẹp của chùa Một Cột không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp độc đáo của một ngôi chùa, mà còn là vẻ đẹp văn hóa của cả một quốc gia, dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Một Cột vẫn giữ được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé nhưng giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, trường tồn cùng dân tộc trong dòng thời gian bất tận. a

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động