Chọn phương án xây Cầu vượt sông Hương cần có một Hội đồng cấp Quốc gia!

Cầu vượt sông Hương (Huế) ngoài yêu cầu về kỹ thuật còn có yêu cầu về mỹ thuật, ý nghĩa lịch sử, văn hóa thơ mộng bên dòng sông Hương. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của cây cầu này, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc thi hiến kế để tìm phương án tối ưu nhất. Qua 2 lần thi tuyển, mới đây, phương án kiến trúc Cái Nón đã được lựa chọn. Nhưng dư luận chưa đồng tình vì phương án chưa đáp ứng yêu cầu lịch sử, văn hóa đặt ra.
Bitexco triển khai nhiều dự án tại Thừa Thiên Huế
Không có chuyện thành phố Huế chặt bỏ 3.500 cây xanh
Bài học từ dự án trên đèo Hải Vân

Báo Lao động Thủ đô nhận được nhiều ý kiến phản đối phương án kiến trúc Nón Lá của Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Sở GTVT Thừa Thiên Huế. Có cả những ý kiến của người trong ngành GTVT, của những đơn vị thiết kế có uy tín trong ngành cầu.

Được biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cuộc thi chọn phương án xây dựng cầu bắc qua Sông Hương cho Ban đầu tư xây dựng giao thông, thuộc sở GTVT Thừa Thiên Huế tổ chức. Cuộc thi này đã phải tổ chức tới lần thứ 2. Bởi lần thứ nhất vẫn không chọn được phương án dự thi nào đẹp và ý nghĩa.

Chọn phương án xây Cầu vượt sông Hương cần có một Hội đồng cấp Quốc gia!
Đã hai lần tổ chức thi vẫn chưa tìm được phương án tối ưu cho việc xây cầu bắc qua Sông Hương từ đường Nguyễn Hoàng - Kim Long- Nguyễn Phúc Nguyên qua đường Bùi Thị Xuân, TP Huế

Thời gian tổ chức dự thi lần thứ 2 diễn ra từ ngày 22/12/2015 đến ngày 22/02/2016. Ban tổ chức đưa ra yêu cầu các phương án dự thi phải đậm đà bản sắc văn hoá, lịch sử của Huế; kết cấu phải hiện đại,...

Được biết, sau hơn 2 giờ đồng hồ chấm thi, Hội đồng chọn ra ba giải: Giải nhất 84 điểm với hình tượng kiến trúc Cái nón; Giải nhì 74 điểm với hình tượng kiến trúc là Vầng trăng xứ Huế và giải ba 72 điểm với hình tượng kiến trúc là Núi Ngự Bình.

Một hội đồng chấm thi gồm 11 người đã được Ban tổ chức thông qua. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 13 đơn vị tư vấn tham gia, trong đó có 12 đơn vị trong nước và 1 đơn vị nước ngoài. Đến ngày hết hạn có 20 phương án của 13 đơn vị đã nộp phương án dự thi.

Được biết, Ban tổ chức đã yêu cầu bài thi phải có 5 tập bản vẽ thiết kế sơ bộ; 5 tập thuyết minh kèm bản vẽ phối cảnh kiến trúc công trình; các bản vẽ khổ Ao trình bầy phối cảnh toàn bộ công trình cầu các góc nhìn,... ; đĩa DVD chứa video clip các phương án và toàn bộ hồ sơ đã in ra giấy. Qua đó cho thấy, khối lượng cũng như nội dung trình bầy cho một phương án khá nhiều.

Thế nhưng, ngày 24/12/2016 Hội đồng bắt đầu chấm điểm, thời gian chấm lại diễn ra rất nhanh, từ 9 giờ đến 11 giờ (khoảng hơn 2 tiếng) của buổi sáng ngày 24/02/2016. Và phương án mang tên Cái Nón đã được Hội đồng thông qua.

Dư luận cho rằng, chỉ có hơn 2 giờ đồng hồ làm sao các thành viên của hội đồng đọc hết được nội dung của từng phương án như đã nêu ở trên. Liệu hội đồng đã làm hết trách nhiệm của mình khi Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như những người dân Huế, yêu Huế tin tưởng gửi gắm?

Theo nhiều người trong nghề, phương án đoạt giải Cái Nón đã quá gò ép, bởi bảo là cái nón thì hội đồng hiểu là Cái Nón chứ thực chất đó là 4 cái cột bê tông cốt thép soải chân ra biên cầu, chụm đầu vào nhau để treo xiên 2 bên mút ngoài hè đường người đi bằng hệ thống dầm ngang. Mỗi dầm ngang dài khoảng 42m. Nhìn về hình dáng thi không hề giống Cái Nón mà trông giống Kim Tự Tháp. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng phương án này lạc đề.

Còn những người trong nghề thì cho rằng phương án này rất xấu, nặng nề, kết cấu chịu lực phức tạp và thi công rất khó khăn. Phương án này không chứa đựng được nét văn hoá và ý nghĩa của xứ Huế vốn đã đi vào thi ca, nhạc họa.

Với phương án Vầng Trăng, theo nhiều chuyên gia, nhìn dọc sông trông nó như chữ O bằng bê tông cốt thép khổng lồ đặt giữa cầu. Nhìn dọc cầu thì nó như một đốt ống cống bê tông cốt thép đặt giữa cầu. Phương án này cũng xấu và cũng không chứa đựng một nét văn hoá gì của Huế.

Phương án Núi Ngự Bình, xét về ý nghĩa nghĩa văn hoá có nói đến núi Ngự Bình, nét đẹp rất riêng của Huế, nhưng xem về thiết kế, kết cấu thì lại không đạt, nếu không muốn nói là rất xấu, nặng nề, thi công lại phức tạp.

Nhiều ý kiến cho rằng, so sánh các phương án đoạt giải với phương án Thuyền Rồng thì phương án Thuyền Rồng hơn hẳn về ý nghĩa văn hoá, lịch sử... Đặc biệt cây cầu lại xây tại vùng đất Kim Long (Rồng Vàng), tại bến đò Kim Long xưa. Nếu không xây dựng hình tượng kiến trúc mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử của mảnh đất Kim Long xưa e rằng là một khuyết khiếm lớn.

Thêm nữa, ở Việt Nam chỉ có 3 địa phương đủ "tư cách" làm Thuyền Rồng là Hà Nội, Huế và Ninh Bình. Bởi đó đã và đang là Kinh Đô. Thì đây là cơ hội cho Huế làm cây cầu Thuyền Rồng tại vùng đất Kim Long. Và, Thuyền Rồng đôi Nhà Nguyễn xây tại đất Kim Long thì nên đặt tên là cầu Kim Long.

Dư luận chưa đồng ý kết quả chấm điểm của Hội đồng chấm thi này và đề nghị UBND Thừa Thiên Huế nên thành lập một Hội đồng chấm thi cấp Quốc gia gồm các nhà chuyên môn cầu cao cấp, các nhà văn hoá lớn, các nhà sử học lớn của Việt Nam để thẩm định lại kết quả cuộc thi này và lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

Dưới đây là video clip mô tả phương án kiến xây cầu vượt sông Hương mang tên Cầu Thuyền Rồng và cầu Cây Đàn.

Phương án thiết kế mang tên cầu Cây Đàn.

Công trình Cầu vượt Sông Hương thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, thành phố Huế, vị trí xây dựng cầu bắc qua Sông Hương từ đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên qua đường Bùi Thị Xuân, thành phố Huế.

Cầu giao bằng với các đường Kim Long, Nguyễn Phúc Nguyên và đường Bùi Thị Xuân, có chiều dài dự kiến 385m, chiều rộng 40,5m. Tải trọng thiết kế cầu HL93; khổ thông thuyền theo tĩnh không thông thuyền của cầu Dã Viên là +4,75m; khổ thông thuyền có thể thay đổi theo phương án kiến trúc dự tuyển.

Thu Hương

Nên xem

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Để sớm có các biện pháp phòng ngừa, Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phục vụ nhân dân vui chơi nghỉ lễ, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội sẽ tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, trên các tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.

Tin khác

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Xem thêm
Phiên bản di động