Chợ quê… thời hiện tại!

(LĐTĐ) Hà Nội đang từng ngày phát triển. Quá trình đô thị hóa đã mang lại sự đổi thay cho những ngôi làng nội đô, ven đô, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được nâng lên. Song vẫn còn không ít nỗi băn khoăn khi nhiều giá trị tốt đẹp, nhân văn của làng phai mờ trong “vòng xoáy” của đô thị hóa. Những phiên chợ quê là điển hình như vậy. Đất kinh kỳ và rộng hơn là cả xứ Ðoài có nhiều chợ. Thế nhưng những phiên chợ mộc mạc, gần gũi lại đang ngày càng ít.
Những người góp sức làm đẹp cho quê hương Chợ quê ngày giáp Tết

1. Người ta thường bảo, muốn đánh giá cuộc sống ở một vùng quê thì nhìn vào những phiên chợ. Nếu như chợ chỉ lèo tèo vài ba hàng quán, người qua kẻ lại vắng vẻ, là phiên chợ buồn, vùng quê ấy cũng buồn, khu dân cư ấy chưa phát triển. Tôi biết và hiểu điều ấy.

Chợ quê… thời hiện tại!
Một phiên chợ quê ở Hà Nội (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Giang Nam

Quê tôi nằm ven sông Đáy. Làng nằm ven sông, tôm cá, nông sản vì vậy mà cũng trù phú hơn những nơi khác. Chợ phiên mỗi tháng họp vài lần. Tôi còn nhớ hồi nhỏ, mỗi lần được đi chợ cùng mẹ là tôi vui sướng đến mức chạy lăng xăng khắp chợ. Tôi lăng xăng, đôi khi khiến mẹ phải gắt gỏng lên bởi với mẹ, chợ loanh quanh cũng chỉ mấy hàng cua cá, rau quả, hàng bún bánh, cuốc xẻng… bày trên những sạp tre, thúng mẹt. Rồi thì mấy sạp quần áo, giày dép đủ màu sắc của các bà, các chị nơi khác mang đến. Tôi biết nhà nghèo nên mẹ mới vậy. Mẹ sợ tôi vòi vĩnh, ỉ ôi để mua những thức quà, tấm áo sặc sỡ ấy. Dĩ nhiên, khi ấy tôi mặc dù thích lắm nhưng cũng chỉ nán lại nhìn một lúc rồi đi ngay.

Thời gian dần trôi, lớn lên và cho đến tận bây giờ tôi vẫn thích đi chợ với mẹ. Vì sao ư? Bởi đi chợ không chỉ đơn thuần là để được ăn những chiếc bánh đa, bánh rán nóng hổi mà còn được chứng kiến và hòa mình vào dòng người. Được thấy người với người gần nhau hơn, thân thiện và biết quan tâm nhau hơn trong những xô bồ cuộc sống.

Lại nói về chợ. Lớn hơn, khi được tiếp xúc và đi đến nhiều vùng đất xứ Đoài, tôi biết được rõ hơn sự quan trọng của chợ. Mỗi nơi, mỗi khu vực, trải rộng từ đất kinh kỳ ra lại có “đặc sản” là một chợ nào đó. Chẳng thế mà, cho đến nay trong những lời ca dao vẫn truyền rằng: Hà Ðông có chợ đàng xuôi/ Ngỗng, vịt cũng lắm, đồ chơi cũng nhiều/ Chợ Nghè có món bún riêu/ Bún cua, bún ốc, bún tiêu, bún gà/ Bún đường bừa cái sợi nó ngà ngà/ Riêu cua đầy gạch đổ òa lên trên…

Một điểm không thể phủ nhận là các chợ phiên nói chung và chợ phiên ở xứ Ðoài nói riêng, đều mang những tên nôm mộc mạc và dân dã. Chẳng hạn, vùng Thạch Thất, nổi tiếng nhất phải kể đến chợ Nủa ở xã Hữu Bằng, chợ Nưa ở Chàng Sơn. Sang mạn Ðan Phượng, chợ phiên càng dày đặc như chợ Gối, chợ Dày, chợ Phùng. Ðất Sơn Tây thì nổi lên có chợ Mía, chợ Nghệ...

Chợ bây giờ cũng khác. Chẳng đâu xa, nếu như trước kia các bà, các mẹ gánh hàng ra họp chợ đều dùng quang gánh. Bây giờ chợ thiếu vắng hẳn. Thay vào đó là những khu chợ trong những nhà kính cao tầng sáng choang. Lại nữa, người ta thường bảo, đi chợ là phải mặc cả, phải cùng nhau thỏa thuận một mức giá hợp lý nhất cho cả người mua và người bán. Mua thịt cá cũng vậy, mua mớ rau nho nhỏ cũng thế. Thế nhưng, nhìn mọi thứ trong chợ thời hiện đại đã đổi thay chóng mặt. Nhìn người ta quẹt thẻ trả tiền, không mặc cả và không nói thách.

2. Tôi nhiệm ra rằng, dường như đời sống hiện đại khiến cho người ta sống vội vã hơn, gấp gáp hơn nên việc đi chợ cũng tranh thủ hơn. Người quê giờ đi làm công nhân nhiều, công việc bận rộn có khi vài ba ngày mới đi một buổi chợ, đồ ăn mua sẵn để tủ lạnh dùng dần. Dù vậy, lẩn khuất trong suy nghĩ của tôi chợ quê bây giờ dù mang dáng dấp phố thị nhưng nếu để ý kỹ ở đâu đó vẫn có thể thấy hồn của chợ phiên Hà Nội và chợ quê xưa. Vẫn có thể thấy bóng dáng chiếc đòn gánh cong, đôi quang tre xiêu vẹo trên bờ vai mẹ, vai chị, của Hà Nội cũ quê mùa. Chợ nón làng Chuông (huyện Thanh Oai) là một điển hình như vậy.

Làng Chuông là một ngôi làng nhỏ bên dòng sông Đáy không chỉ nổi danh với nghề làm nón truyền thống, mà còn được nhiều người biết đến với phiên chợ bán buôn nón và các loại nguyên liệu, vật liệu làm nón. Chợ nón nơi đây họp một tháng sáu phiên, vào các ngày 4, 10,14, 20, 24 và 30 (âm lịch). Nghe kể, mỗi năm, người làng Chuông làm ra khoảng ba đến bốn triệu chiếc nón, doanh thu từ nón bình quân cũng đạt hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hầu hết người dân trong làng, nhất là mỗi dịp nông nhàn.

Chợ quê… thời hiện tại!
Ảnh: Giang Nam

Đến chợ nón làng Chuông, có thể dễ dàng chứng kiến những gian bán nón ngay trong chợ, từng gian từng gian cách nhau một lối đi nhỏ thôi mà vẫn cứ tấp nập người qua. Lạ ở chỗ, người mua, kẻ bán đều nhỏ tiếng, có lẽ vì buổi sớm mai yên tĩnh nên họ chỉ nói nhỏ là mọi người đã nghe được nhau, không cần phải ồn ào.

Lại nữa, tôi tìm đến làng Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), nơi đây có khu chợ tương đối lạ. Bên cạnh “đặc sản” là lụa, ở Vạn Phúc hiện giờ nổi tiếng với khu chợ hoa, cây cảnh hết sức sôi động. Chợ nằm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, trong một khu phố sạch sẽ và yên tĩnh. Chị Nguyễn Thị Hồng – một tiểu thương cho biết, chợ hoa Vạn Phúc được thành lập từ năm 2014. Trước đây, chợ họp tại đường Nhuệ Giang, cạnh cầu Đen. Chợ có nguồn gốc từ chợ phiên Hà Đông nên cũng họp một tháng 6 phiên vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Tại khu chợ này, người ta có thể tìm thấy muôn vàn chủng loại, từ cây cảnh, cây thế, hạt giống cây, chậu, phân bón… đến cả những chiếc giá để đặt chậu cây. Cũng tại đây, nếu muốn bắt quen hay học tập kinh nghiệm trồng hoa, cây cảnh cũng hết sức dễ dàng. Bởi cánh thương lái, chủ vườn trong chợ đến từ khắp vùng ngoại thành Hà Nội như: Hồng Vân (thường Tín), Mê Linh, Gia Lâm…

Có một điểm lạ, không nơi đâu có tại đây đó là những hối hả, bon chen, những cuộc ngã giá đời đường gần như được đặt sang một bên. Người đến chợ phần đông là để gặp gỡ giao lưu trao đổi với khách hàng, đến chợ để thong dong dạo bước giữa khủng cảnh thiên nhiên thơ mộng thư giãn sau một thời gian dài vất vả, đến chợ để được tư vấn cách trồng và chăm sóc hoa cây cảnh miễn phí, để đàm đạo chuyện nghề, chuyện đời với các văn nghệ sĩ...

Cuộc sống có nhiều thay đổi và chúng ta đều mong cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn. Nhìn vào những khu chợ đang từng ngày đổi khác, tôi chợt nghĩ nên chăng chúng ta nhìn chợ rộng rãi hơn ngoài câu chuyện giao thương, trao đổi. Nếu được thì nên có những chợ quê họp theo phiên còn giữ nét xưa cũ, lưu giữ chợ như là một loại hình sinh hoạt văn hóa. Dĩ nhiên, ngoài phục vụ mục đích du lịch, những chợ như vậy hẳn sẽ là nơi để những người hoài cổ, đam mê tìm hiểu văn hóa tìm đến, để thỏa thuê nếm trải những ký ức đẹp của một thời xa ngái, gian nan.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, không được giao dịch thẻ online khi chưa xác thực sinh trắc học

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quy định, từ 1/1/2025, khách hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán điện tử khi tài khoản đã đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện.
Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

Giáo viên, học viên của lớp tiếng Anh trực tuyến đồng loạt để hình nền cờ Tổ quốc chào mừng Quốc khánh (2/9)

(LĐTĐ) Mỗi dịp Quốc khánh (2/9), cả nước lại rộn ràng trong sắc đỏ của lá cờ Tổ quốc, biểu tượng thiêng liêng gắn liền với tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của hàng triệu người dân Việt Nam. Năm nay, hưởng ứng tinh thần này, các thầy cô và học viên của SunUni Academy đã đồng loạt để hình nền cờ đỏ sao vàng trên các thiết bị cá nhân để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.
Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

(LĐTĐ) Phái đoàn Ukraine đã nhóm họp tại Washington cùng với các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine, an ninh năng lượng và công thức hòa bình.
Chăm lo cho người lao động qua “Bữa cơm Công đoàn”

Chăm lo cho người lao động qua “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca và chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” tại đơn vị.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Công đoàn quận Tây Hồ: Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm

Công đoàn quận Tây Hồ: Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm

(LĐTĐ) Công đoàn quận Tây Hồ có 208 Công đoàn cơ sở với 8.819 đoàn viên. Hoạt động Công đoàn quận ngày càng được đổi mới, lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm, trong đó chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ cốt lõi.

Tin khác

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

Hà Nội rực rỡ trong lễ diễu hành áo dài chào mừng Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, sáng 1/9, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Câu lạc bộ Đình làng Việt đã tổ chức chương trình diễu hành áo dài mang tên "Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội năm 2024".
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

(LĐTĐ) Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 21/9/2024 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, với sự tham gia của 6 đội thi xuất sắc nhất vòng Sơ khảo tại 6 cụm thi, gồm: Quận Tây Hồ, huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ, huyện Phú Xuyên, quận Đống Đa và Công an thành phố Hà Nội.
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

(LĐTĐ) Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh phát triển và nâng tầm các sản phẩm OCOP, cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.
Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Dù 79 năm trôi qua nhưng những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, du khách tới thăm đều cảm nhận được không khí sục sôi của ngày Độc lập.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.
Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

(LĐTĐ) Hiểu rõ ứng dụng công nghệ số là nhân tố quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

(LĐTĐ) Trong những ngày Thu lịch sử, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe câu chuyện về những mốc son lịch sử. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được truyền tải đến người xem với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ với hiện tại, hun đúc khát vọng vươn tới tương lai. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 đến nay, hành trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của một dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động