Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Đừng để lợi bất cập hại

(LĐTĐ) Theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Ðây là một trong những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, phù hợp xu hướng phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để triển khai tốt quy định này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ theo những nội quy chặt chẽ.
Học sinh có thể sử dụng điện thoại di động trong lớp nếu phục vụ việc học Trẻ em đang nghiện điện thoại mà không có sự quản lý của bố mẹ

Nhiều ý kiến trái chiều

Giữa tháng 9/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2020 và thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Đừng để lợi bất cập hại
Học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép. Ảnh minh họa: P.T

Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tư liên quan đến quy định sử dụng điện thoại trong giờ học. Cụ thể, nếu Điều lệ ban hành kèm Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT quy định một trong những hành vi học sinh không được làm là “sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học”, thì nội dung này được thay đổi tại Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT là “sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Như vậy, học sinh sẽ được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp nếu phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép.

Ngay lập tức, quy định này đã gây ra những ý kiến trái chiều. Theo đó, một phần đánh giá là hợp lý với yêu cầu đổi mới giáo dục, những cũng không ít người cho rằng, quy định này tích cực nhưng chưa phù hợp với nhận thức của học sinh.

Là phụ huynh của 2 học sinh, anh Bùi Văn Kỹ (phường Đức Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không phủ nhận những giá trị mà thiết bị công nghệ thông minh mang lại trong thời đại công nghệ số nhưng nó chỉ phù hợp với từng lứa tuổi. Trên mạng xã hội còn đầy rẫy những tệ nạn chưa thể kiểm soát. Cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là độ tuổi các con tò mò tìm hiểu về cuộc sống, nhu cầu sinh lý. Liệu có bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ cho việc học sau giờ học bắt buộc và trong giờ học bắt buộc, có bao nhiêu phần trăm các con học thực sự?”.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Lê Quỳnh (phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: Các em học sinh thường rất hào hứng, thậm chí rất dễ “nghiện” điện thoại. Do đó, nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Trong giờ học, những vấn đề chưa biết, chưa hiểu, thay vì tập trung suy nghĩ thì các em lập tức tra cứu thông tin trên mạng. Điều này vô tình khiến các em trở nên thụ động và lười tư duy. Hay thay vì tập trung nghe cô giảng bài thì các em lại sử dụng điện thoại để nhắn tin, nói chuyện với nhau và không phải lúc nào giáo viên cũng có thể kiểm soát tốt việc này. Đó còn chưa kể đến việc những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà nghèo không được mua điện thoại thông minh sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti với bạn bè của mình.

Trách nhiệm từ 3 phía

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Sự đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay khiến học sinh không phải chỉ cần nghe thầy giảng, mà còn phải kiến tạo nên kiến thức để nhận thức. Do đó, các em được quyền đi tìm những nguồn tư liệu và không có nguồn nào nhanh chóng, phong phú bằng Internet. Điện thoại di động là một công cụ giúp học sinh có điều kiện học tốt hơn, vì vậy không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại.Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để việc sử dụng điện thoại trong trường học được đúng mục đích là giúp cho việc học tập của học sinh chứ không phải để chiều học sinh, để học sinh dùng điện thoại và muốn làm gì thì làm. Hai khái niệm phải tách biệt.

“Để làm được điều này, trước hết, chúng ta cần giáo dục để học sinh tự nhận thức ra việc phải sử dụng điện thoại cho mục đích học tập. Theo đó, các nhà trường nên tổ chức hội thảo cho học sinh được nói hết những suy nghĩ của mình về việc được sử dụng điện thoại hiện nay, những mặt tích cực cũng như tiêu cực và đặt ra bài toán cho học sinh tự giải là làm thế nào để giảm đi được những hạn chế trong sử dụng điện thoại. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tạo điều kiện để giúp thầy cô giáo có đủ năng lực và làm chủ được việc sử dụng công nghệ thông tin. Đối với những thầy cô giáo chưa nắm công nghệ thì nhà trường cần hướng dẫn, đào tạo để thầy cô làm chủ được công nghệ. Có như vậy mới hướng dẫn được học sinh. Song song với đó, thầy cô giáo phải có năng lực sư phạm, biết cách tổ chức lớp học trong những giờ cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động. Trên cơ sở tạo điều kiện để giáo viên làm tốt thì giáo viên sẽ sáng tạo ra những cách dạy, cách quản lý mới” - Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, phụ huynh nên tạo điều kiện cung cấp thiết bị học tập cho các con, vì đây là phục vụ cho việc học; đồng thời tham gia cùng nhà trường, giáo viên để động viên, khuyến khích và ngăn chặn những biểu hiện chưa đúng khi sử dụng điện thoại của học sinh.

“Để học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích dành cho việc học, cần trách nhiệm của cả ba phía, từ bản thân học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Tôi cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt được việc này chứ không phải vì ngại khó mà chúng ta không làm” - Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ

Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) Đoàn Minh Châu cũng cho rằng, học sinh có thể sử dụng điện thoại di động ở một số môn học học đòi hỏi tra cứu, tìm thông tin trên mạng, chụp lại bài giảng... Tuy nhiên, giáo viên phải kiểm soát được việc sử dụng điện thoại di động của học sinh, đặc biệt là trong kiểm tra, nếu không sẽ dẫn đến mặt trái.

Việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không chỉ có những ý kiến trái chiều ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng như vậy. Nhưng phải thừa nhận, nếu học sinh làm chủ được công nghệ, làm chủ được cách sử dụng điện thoại thông minh của mình thì lợi ích về kiến thức và kỹ năng thu về là không nhỏ. Vì vậy, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tiếp cận, nhìn nhận việc này ở góc độ tích cực và tìm cách giảm bớt những tác hại, những tiêu cực do dùng điện thoại gây nên./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động