Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân

(LĐTĐ) Quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân sinh sống trong khu vực di sản, những người và tổ chức có quyền lợi gắn với khu vực di sản.
Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản

Đây là đề xuất của Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính tại hội thảo Xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội, nhằm đề xuất chính sách cho sửa đổi Luật Thủ đô.

Linh hoạt các mô hình quản lý di sản

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, PGS.TS. Đặng Văn Bài nhìn nhận, thành phố Hà Nội đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một đô thị di sản. Đó cũng là cơ sở khoa học để xác định không gian/phạm vi của vùng nội đô Hà Nội với 3 bộ phận cấu thành: Nền cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hoá; Quỹ kiến trúc hay cấu trúc đô thị; Di sản văn hoá phi vật thể/lối sống, nếp sống của cư dân đô thị (nét thanh lịch của người Hà Nội).

“Cấu trúc đô thị của Hà Nội có sự hài hòa trong đa dạng, kế thừa có chọn lọc, hòa trộn nhiều hình thái đô thị khác nhau làm nên nét đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Các nhà nghiên cứu khẳng định, đặc trưng nổi bật nhất của đô thị di sản Hà Nội với tư cách là một thành phố sông - hồ”, PGS.TS. Đặng Văn Bài nói.

Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân
Toàn cảnh Hội thảo.

PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, phải tạo thêm các điều kiện để vùng nội đô Hà Nội có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mà không bị phai mờ bản sắc, hơn thế còn được tích hợp thêm các giá trị mới cả về vật chất lẫn tinh thần đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong hiện tại, đồng thời còn được chuyển giao cho thế hệ tương lai dưới dạng nguyên gốc tối đa.

Muốn như vậy, phải vận dụng linh hoạt các mô hình quản lý di sản cho phù hợp với từng di tích cụ thể và với từng cấu trúc đô thị riêng biệt trong vùng nội đô Hà Nội. Đồng thời, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hoá đáp ứng nhu cầu thực tế.

“Phải thẳng thắn thừa nhận, chất lượng nguồn nhân lực đang hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hoá chưa tương thích với yêu cầu thực tế đặt ra. Vậy, cần ưu tiên đầu tư công cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực”, ông Bài đề xuất.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng quy hoạch và các dự án đầu tư có sự tích hợp liên ngành, đa mục tiêu mang tính bao trùm, có tầm nhìn và khả năng thích ứng ở nhiều mặt: Thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, thích nghi với cơ chế thị trường, thích nghi với xu thế toàn cầu hoá, khả năng tư duy sáng tạo, có tính đột phá, khác biệt để tìm ra các giải pháp phù hợp phát huy thế mạnh của vùng nội đô Hà Nội...

Quy hoạch cần được ưu tiên thực hiện trước

Theo ông Bài, quy hoạch và dự án bảo tồn cần được ưu tiên thực hiện trước một bước để có thể xác định rõ đối tượng cần ưu tiên đầu tư, các giai đoạn đầu tư, các nguồn vốn có thể huy động đầu tư cho các dự án.

Đã đến lúc phải tập trung đầu tư công cho những dự án mang tính tích hợp và bao trùm để biến di sản văn hoá từ dạng tài sản văn hoá - tài nguyên du lịch thành loại “hàng hoá đặc biệt” có giá trị kép cả về mặt văn hoá và kinh tế. Đó là chuỗi các sản phẩm du lịch đặc hữu, tour, tuyến du lịch riêng mang thương hiệu Hà Nội.

"Khu di tích lưu niệm Bác Hồ tại phủ Chủ tịch, khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám và khu di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn là những ví dụ điển hình cần được lan toả theo hướng bảo tồn gắn với phát triển du lịch và đầu tư liên ngành để có một sản phẩm hoàn chỉnh”, ông Bài nêu quan điểm.

Cùng quan tâm đến nội dung này, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, với các bài học kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới và của Việt Nam cho thấy công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong khu vực nội đô lịch sử cần phải đi cùng với việc bảo tồn di sản, giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn giá trị các di tích kiến trúc, quỹ kiến trúc công trình.

Chỉnh trang đô thị: Rất cần sự tham gia của người dân
Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân.

“Cần phải được bảo tồn, tôn tạo theo mô hình “bảo tồn thích ứng”, nhằm gìn giữ và bảo vệ giá trị kiến trúc nhưng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của xã hội. Người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần cốt lõi của công trình kiến trúc”, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính nói.

Cần có sự tham gia của người dân

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg, Thủ đô Hà Nội sẽ được phát triển trên nguyên tắc xuyên suốt là hài hòa, cân bằng giữa nhu cầu bảo tồn và phát triển, với các giải pháp quy hoạch theo định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử vốn có, đưa di sản trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, tạo lập sức hấp dẫn cho Thủ đô.

Vì vậy, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, quá trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội rất cần có sự tham gia của người dân sinh sống trong khu vực di sản, những người và tổ chức có quyền lợi gắn với khu vực di sản, các tổ chức có trụ sở là công trình di sản, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến khu vực di sản, các tổ chức và chuyên gia về vấn đề bảo tồn di sản, hình thành nên chính sách đặc thù - bảo tồn di sản văn hóa trong đô thị hiện đại với sự tham gia của cộng đồng.

Ông Chính dẫn ví dụ, thành phố Huế là đô thị di sản, hội tụ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và là thành phố thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, chính quyền thành phố Huế đã coi trọng công tác chỉnh trang đô thị nhằm bảo vệ, gìn giữ các giá trị cảnh quan của thành phố.

Do điều kiện ngân sách tài chính hạn hẹp, nên một trong những hoạt động chỉnh trang đô thị như xây lát vỉa hè được thực hiện theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Thành phố đã giúp cho người dân và cộng đồng thấy được lợi ích và diện mạo của đô thị sau khi được chỉnh trang.

Cũng theo ông Chính, các công trình kiến trúc có giá trị cần phải được bảo tồn, tôn tạo theo mô hình “bảo tồn thích ứng”, người dân vẫn có thể khai thác hiệu quả kinh tế - xã hội từ những công trình đó, đồng thời bảo tồn, gìn giữ phần cốt lõi của công trình kiến trúc. Với các công trình kiến trúc thời Pháp trong khu vực nội đô lịch sử dù có công trình chưa được công nhận là di sản nhưng lại có giá trị kiến trúc đặc biệt nên cần xây dựng các quy chế bảo vệ, phát huy...

“Các giá trị lịch sử văn hóa cần tiếp tục được coi trọng trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Việc khai thác hợp lý và lâu dài quỹ tài sản đô thị đặc biệt của thành phố Hà Nội sẽ tạo nguồn lực vật chất, tài chính có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng bảo trì di tích, các công trình thường xuyên và hiệu quả. Đây chính là một hình thức tái đầu tư để phát triển”, ông Chính nhấn mạnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo giao Công an Thành phố xác minh làm rõ liên quan tới sự việc báo chí phản ánh 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc thời gian vừa qua.
Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

Nhiều hạn chế trong hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và một số địa phương

(LĐTĐ) Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Kết luận thanh tra số 220 về việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nội địa trực thuộc một số Sở GTVT, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cần Thơ...
Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

Kỳ 1: Sống cùng ô nhiễm ở xã ven đô

(LĐTĐ) Những năm qua, làng nghề đã đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các địa phương nói riêng, Thủ đô nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó “vấn nạn” ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe nhân dân thì vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

Người vi phạm có được kiểm tra kế hoạch, chuyên đề của Cảnh sát giao thông?

(LĐTĐ) Nhiều lái xe vi phạm luật giao thông, khi bị dừng xe kiểm tra hành chính đã yêu cầu lực lượng chức năng "cho xem" kế hoạch, chuyên đề thì mới hợp tác. Tuy nhiên, Cảnh sát giao thông không có nghĩa vụ công khai kế hoạch, chuyên đề trực tiếp cho người dân. Do đó, tài xế khi bị dừng xe kiểm tra hành chính, không có quyền yêu cầu Cảnh sát giao thông cho xem chuyên đề.
Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời  nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 28/3: Sáng có mưa nhỏ, trưa chiều giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 28/3, khu vực Hà Nội có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Một xã có 50 phụ nữ làm “đồng nát” và câu chuyện cảm động

Một xã có 50 phụ nữ làm “đồng nát” và câu chuyện cảm động

(LĐTĐ) Sáng sớm, đội cái nón lên, bà Nở lại đạp cái xe cũ kỹ, thoăn thoắt đi trên tuyến đường liên thôn. Cũng như bà Nở, gần 50 chị em phụ nữ xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì đang hối hả hoàn thành nốt công việc gia đình để tham gia đội quân “đồng nát”.
Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

Tiếp xúc gần 200 cử tri liên quan đến giải phóng mặt bằng Tỉnh lộ 413, 414

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (đóng trên địa bàn phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây), Thường trực Hội đồng nhân dân ( HĐND) phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413, 414.
Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

Thời tiết ngày 27/3: Hà Nội trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất lên tới 30 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 27/3, khu vực Hà Nội đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng, nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 30 độ C.
Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

Khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung”

(LĐTĐ) Ngày 26/3, tại Ga Huế, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động