Chính sách hỗ trợ đã nhìn “trúng” và “đúng” đối tượng
Chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời
Trong bối cảnh đặc biệt của năm 2021, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy” chính, tương tự như năm 2020, đó là “dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp và “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2021. Ảnh minh họa |
Với “dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, Nhà nước tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng chịu ảnh hưởng như: Tiếp tục giảm phí, lệ phí khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, các loại thuế khác đối với những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh; miễn giảm nghĩa vụ tài chính trong một số ngành thiệt hại nặng nề như du lịch, hàng không…
“Nhìn chung, chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ. Điều này thể hiện sự đồng hành, quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng kinh doanh”, Chủ tịch VCCI nói.
Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, theo Chủ tịch VCCI việc khai thông các “điểm nghẽn”, đảm bảo lưu thông các hoạt động kinh tế là chính sách được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Với “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho biết, dòng chảy này đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả. “Hoạt động cắt giảm chi phí tuân thủ theo chỉ đạo Nghị quyết 60/NQ-CP được thúc đẩy mạnh mẽ. Hầu hết các bộ đã đưa ra các phương án cắt giảm chi phí tuân thủ với mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ trong các văn bản hiện hành. Môi trường đầu tư kinh doanh sẽ phần nào thuận lợi hơn từ những đề xuất cắt giảm này”, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo Chủ tịch VCCI, trong hoạt động xây dựng chính sách, có xu hướng thắt chặt quản lý ở một số ngành, lĩnh vực. Điểm đáng lưu ý, ở một số ngành, nghề trước đây được đánh giá cao về cải cách điều kiện kinh doanh, hiện nay đề xuất áp dụng lại các điều kiện kinh doanh trước đã xóa bỏ. Hoặc một số chính sách vẫn tạo ra gánh nặng về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Qua phản ánh từ phía cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI nhận thấy chất lượng thông tư, công văn còn có rất nhiều vấn đề đáng bàn. “Chẳng hạn như có nhiều thông tư vẫn ban hành điều kiện kinh doanh - điều bị cấm theo Luật Đầu tư 2014, 2020; các quy định tại thông tư chưa minh bạch, chưa hợp lý, còn chồng chéo, mâu thuẫn, hay các công văn ban hành quy phạm pháp luật, nội dung hướng dẫn tại công văn chưa phù hợp… Tất cả những vẫn đề này sẽ là cản trở, gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh.
Có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp
Trình bày báo cáo tóm tắt Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho hay, thời gian qua, VCCI nhận được khá nhiều ý kiến phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp, hiệp hội về những quy định bất hợp lý, gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Những ý kiến này đã được VCCI chuyển tải đến các cơ quan có liên quan ở nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều phương án các quy định này chưa được đưa vào để sửa đổi.
Chính sách phòng chống dịch còn nhiều bất cập Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 cũng cho hay, các vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 còn nhiều bất cập. Ông Đậu Anh Tuấn dẫn ví dụ, do yêu cầu hạn chế đi lại, mua bán trực tuyến sẽ là cách thức giao dịch hiệu quả giúp cho người dân mua thuốc mà không phải ra khỏi nhà. Tuy nhiên, các quy định hiện tại lại chưa cho phép bán thuốc trên nền tảng trực tuyến. Cũng trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, nhiều người bị nhiễm Covid-19 phải điều trị tại nhà do cơ sở y tế quá tải. “Xuất phát từ thực tế này, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa là rất cần thiết và quan trọng, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế và kịp thời chữa trị cho người bệnh. Tuy nhiên, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh không có quy định về hình thức khám bệnh từ xa. Pháp luật về bảo hiểm y tế cũng không có quy định liên quan đến thanh toán chi phí cho hình thức khám bệnh, chữa bệnh này”, ông Tuấn cho biết. |
Đáng quan tâm, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, có những văn bản tạo ra động lực, nhưng cũng có những văn bản tạo ra cản trở, chi phí cho việc tuân thủ. Có một nghịch lý là các cơ quan Nhà nước đang lập phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ trong các quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Tuấn dẫn chứng, trong năm 2021, dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ đặt ra các yêu cầu xe ô tô vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình, doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động vận tải nội bộ khi sử dụng một số loại ô tô vận tải nội bộ nhất định.
Theo khảo sát của VCCI thì hiện tại chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị. Dự kiến có khoảng 400.000 xe phải lắp. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho thiết bị, tổng chi phí cho số xe phải lắp ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Chi phí này chưa phản ánh đầy đủ thực tế xã hội phải bỏ ra (chưa tính các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin; các chi phí cơ quan Nhà nước phải bỏ ra để thực hiện quản lý…).
Theo ông Tuấn, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì việc yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ sẽ gia tăng chi phí và tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính.
Trong khi đó còn rất nhiều vấn đề phải bàn về việc cấp giấy phép vận tải nội bộ. “Vận tải nội bộ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải, vì vậy áp dụng cơ chế quản lý tương tự như hoạt động kinh doanh vận tải là chưa hợp lý. Các chính sách đề xuất cho thấy cơ quan quản lý Nhà nước vẫn khá lúng túng khi xác định cơ chế quản lý đối với hoạt động vận tải này”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, Thông tư số 60/2021/TT-BTC quy định về thẩm định giá yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phải tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối cơ sở dữ liệu về thẩm định giá của mình với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá. Theo phản ánh, yêu cầu doanh nghiệp phải tự xây dựng phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu sẽ gây tốn kém về chi phí và khó đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.
“Yêu cầu phải đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp thẩm định giá với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá sẽ gây khó khăn, do các phần mềm được viết theo nhiều nền tảng khác nhau, cách tổng hợp, thống kê rất khó thống nhất. Yêu cầu này đặc biệt khó khăn và tạo gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp đã có hệ thống dữ liệu thông tin về thẩm định giá nhưng không tương thích với cơ sở dữ liệu của cơ quan Nhà nước”, ông Tuấn nói.
Cho rằng môi trường kinh doanh có mấy từ khóa là “tự do, an toàn, chi phí thấp”, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, người kinh doanh ngại ngần, lo lắng nhất là không tiên lượng được rủi ro chính sách.
Còn theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, nhiều văn bản ở tầm vĩ mô rất hay, chủ trương rất hay, nhưng văn bản ở cấp triển khai thì “thắt” lại, nên khó đi vào thực tiễn. Vì vậy, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cần có sự đồng bộ, thống nhất trong ban hành chính sách./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mbappe vắng mặt ở tuyển Pháp: HLV Deschamps quyết định loại bất chấp nguyện vọng
Từng bước nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp
Tin bão mới nhất: Bão YINXING đã đi vào Biển Đông, cường độ cấp 14 giật 17
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/11: Trời chuyển rét, không mưa
Giá vàng hôm nay (8/11): Vàng thế giới tăng mạnh trở lại
Giá xăng dầu hôm nay (8/11): Giá xăng dầu thế giới và trong nước đồng loạt tăng
Amad Diallo tỏa sáng, Man Utd thắng trận đầu tại Europa League
Tin khác
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18
Vietnam Airlines “bắt tay” với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới tại Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất
Doanh nghiệp 28/10/2024 20:45
Vinh danh Top 10 Công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2024
Doanh nghiệp 25/10/2024 05:36
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty CP May Minh Anh – Kim Liên
Doanh nghiệp 19/10/2024 20:37
Phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực
Doanh nghiệp 19/10/2024 15:03
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Doanh nghiệp 16/10/2024 21:05
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm
Doanh nghiệp 14/10/2024 21:03