Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp Việt nỗ lực hồi phục kinh tế sau đại dịch
Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19 | |
Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19 |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam) |
Đối phó với đại dịch Covid-19, với quan điểm thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân; vừa duy trì sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội, hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại; cả hệ thống chính trị và người dân Việt Nam đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Kết quả đạt được 6 tháng đầu năm 2020 là rõ nét, khả quan; song trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh hết sức phức tạp, người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, còn rất nhiều việc phải làm, Chính phủ và doanh nghiệp cùng quyết tâm tìm các biện pháp khả thi để có thể tận dụng thời cơ và vượt qua khó khăn, thách thức, đạt kết quả tốt nhất trong năm nay và những năm tới.
Doanh nghiệp tự gỡ khó
Không chỉ có sự vào cuộc tích cực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, bản thân các doanh nghiệp cũng tự đổi mới, sáng tạo, tự gỡ khó cho mình để hoạt động hiệu quả, phát triển hơn. Những việc làm đó đã đem lại nhiều tín hiệu khả quan về sự phục hồi tích cực của ngành Công Thương nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn cung nguyên liệu đầu vào bị đứt đoạn, khan hiếm và thị trường đầu ra giảm mạnh, nhất là thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp trở thành gánh nặng trong khi dòng tiền dần thiếu hụt, nhất là thiếu vốn lưu động để trả lương lao động (đây là gánh nặng lớn nhất), lãi vay, thuê mặt bằng và chi hoạt động thường xuyên khác; doanh thu sụt giảm, thậm chí thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã rất kiên cường, nỗ lực, sản xuất linh hoạt, bảo vệ người lao động rất đáng hoan nghênh, trân trọng. Tuy nhiên, khả năng cầm cự của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ còn hạn chế.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong dịch Covid-19, đến nay nhiều doanh nghiệp đã sớm lấy lại tâm thế và có chiến lược sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức: Vừa thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, vừa bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hoá và xuất khẩu. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các quý, năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp tự chủ động, sáng tạo để tìm cơ hội thích ứng với bối cảnh mới, vượt qua thách thức bởi dịch Covid-19. - Ảnh TTO |
Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã nỗ lực phục hồi, thậm chí tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý II/2020, Tập đoàn Vingroup có kết quả kinh doanh khá khả quan. Kết thúc quý II, Vingroup đạt doanh thu 23.000 tỉ đồng, dù giảm so với quý II/2019 nhưng lợi nhuận sau thuế của Vingroup vẫn khá cao, đạt 1.866 tỉ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Bất chấp khó khăn từ dịch bệnh, lũy kế sáu tháng đầu năm 2020 Vingroup đã đạt mức lãi cực lớn, lên đến 2.304 tỉ đồng.
Báo cáo tài chính quý II/2020 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận doanh thu trong quý vừa qua tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đạt gần 20.700 tỉ đồng. Khoản lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn là 2.756 tỉ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lãi ròng cao kỷ lục trong lịch sử 30 năm kinh doanh của tập đoàn này.
Kết quả tích cực của quý II đã giúp Tập đoàn Hòa Phát đạt 40.145 tỉ đồng doanh thu và 5.060 tỉ đồng lợi nhuận ròng sau nửa đầu năm 2020. So với cùng kỳ, hai chỉ tiêu kinh doanh này cũng đã tăng lần lượt 29% và 31%.
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan cũng vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý II và nửa đầu năm 2020. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất vào nửa đầu năm 2020 đạt 35.404 tỉ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo hình thành các kịch bản để vực dậy nền kinh tế, cụ thể hóa đến từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng khu vực doanh nghiệp, không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn mà còn có thể đón các cơ hội trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.
Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, các bộ, ngành đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19 như: các chính sách tín dụng, lao động, bảo hiểm xã hội và đặc biệt là chính sách về thuế.
Hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức lớn do đại dịch Covid-19 đã được triển khai trong thời gian ngắn vừa qua.
Trong quý II/220, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều giải pháp, chính sách quan trọng như Nghị quyết 42/NQ- CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó Nhà nước chia sẻ trách nhiệm với doanh nghiệp trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 4 nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020; về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; về mức thuế bảo vệ mội trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, như Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghiêm túc thực hiện thanh, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35 ngày 16/5/2016 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020.
Về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, trong quý II các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến thời điểm báo cáo, khuôn khổ pháp lý để triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cơ bản hoàn thiện.
Trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành và địa phương và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Các Bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát và điều chỉnh đơn giản, minh bạch các quy trình, thủ tục tiếp cận chính sách hỗ trợ DN về thuế, tín dụng, lao động... thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh tiến độ thanh toán các khoản nợ công cho các doanh nghiệp đúng quy định; khẩn trương hướng dẫn thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Hướng dẫn thực hiện chính sách cấp bù lãi suất có thời hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đồng hành cũng doanh nghiệp và người lao động sớm ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp 19/11/2024 20:00
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp 10/11/2024 19:52
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp 10/11/2024 15:16
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Doanh nghiệp 09/11/2024 06:39
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18