Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những sản phẩm làm từ sừng

(LĐTĐ) Thụy Ứng là một trong bốn làng của xã Hòa Bình, nằm ở phía Nam huyện Thường Tín, Hà Nội. Làng Thụy Ứng có nghề làm lược sừng nổi tiếng với các sản phẩm làm từ sừng trâu, bò và là làng nghề duy nhất trong cả nước có nghề cổ truyền độc đáo này.
Hội chợ Du lịch làng nghề truyền thống và sinh vật cảnh huyện Thanh Oai năm 2020
“Giữ hồn” cho nghề làm nón lá làng Chuông

Theo Cuốn Thường Tín đất danh hương, nghề làm lược sừng ở Thụy Ứng được ra đời cách ngày nay khoảng trên 400 năm. Mặc dù không rõ tên tuổi thầy dạy nghề, nhưng dân làng đã làm bức ảnh chân dung ông tổ nghề bằng khảm trai, lồng trong giá gương, để thờ tại tam bảo chùa làng. Năm 1932 dân làng đã hưng công, xây ngôi đền 3 gian ở cạnh chùa và rước ngài về thờ tại hậu cung. Năm 1997, dân làng hưng công lần 2 để trùng tu, nâng cấp đền thờ cho khang trang hơn, xứng tầm với công lao của tổ nghề. Hàng năm dân làng đều tổ chức cúng tế vào rằm tháng hai và rằm tháng tám rất trang trọng và theo nghi lễ dân gian. Những ngày thường, làng cử cụ từ đèn nhang, trông nom đền thờ.

3253 img 0878
Sản phẩm lọ hoa làm từ sừng được trưng bày tại nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín nhiệm kỳ 2020-2025 (ảnh: Bảo Thoa)

Khởi đầu, lược được làm bằng nguyên liệu gỗ trại non và gỗ nhãn, sau chuyển sang làm bằng sừng. So với làm lược bằng gỗ, làm lược bằng sừng, dụng cụ và công đoạn nhiều gấp đôi, kỹ thuật kiểu dáng đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Cụ thể các công đoạn và kỹ thuật làm lược được tiến hành như sau:

Sừng trâu mua về, người thợ cưa thành từng khúc, tính từ ngọn đến gốc, mỗi khúc dài ngắn tùy thuộc vào độ dài của từng loại lược từ 15 đến 20 cm. Sau đó dùng các ống tre tươi, có đường kính khác nhau, để lồng các ống sừng (riêng đoạn sừng đặc phải dùng loại cặp sắt) và đưa vào lăn hơ đều trên ngọn lửa rơm, khi lăn không được để sừng cháy. Khi thấy phần da mặt của sừng có ánh lửa xanh biếc là sừng chín. Lấy tay gỡ khúc sừng khỏi ống tre và đưa nhanh vào bàn ép, tránh để nguội ép dễ vỡ. Khi nướng được khúc thứ 2, nhấc khúc thứ nhất sang ngăn phụ, đặt khúc vừa hơ chín vào ngăn chính để ép tiếp. Nướng đến khúc thứ 3 thì khúc đầu đã ép đạt độ phẳng, đem nhúng vào thùng nước lạnh cho nguội và tránh bị đàn hồi.

3244 img 0881
Ngoài sản phẩm truyền thống là lược sừng, làng Thụy ứng còn chế tác các sản phẩm trang sức độc đáo khác (ảnh: Bảo Thoa)

Dùng cưa, dọc khúc sừng đã ép ra làm bốn hoặc sáu mảnh, dùng vời đẽo cho phẳng cả hai mặt trong và ngoài thành từng mảnh. Đẽo xong, lựa mảnh có độ dày quy định của lược gọi là lược một, không phải xẻ. Những mảnh có độ dài trên 8 ly trẻo lên phải xẻ. Dùng loại cưa mỏng hơn, loại cưa dọc để xẻ ra từng bản, mỗi bản là tiền thân một cái lược. Tùy độ dày mỗi mảnh, có thể xẻ được hai ba bản, riêng khúc ngọn xẻ được nhiều hơn. Khi xẻ xong, mang ngâm tất cả vào chậu nước khoảng một giờ rồi dùng bào (làng nghề gọi là phang) để bào nhẵn cả hai mặt. Khi bào phải tạo được một chiều dày (sống lược), một chiều mỏng (bụng lược)

Các bản đã bào nhẵn, lấy mẫu được làm bằng gỗ đặt lên mặt bản, dùng bút chì vạch xung quanh. Tùy theo mặt bản rộng, hẹp mà đặt mẫu bản các kiểu lược: lược thẳng, lược chuôi to, lược chuôi nhọn (đuôi chuột), lược múi bưởi….Vừa đâu đặt đấy sao cho tận dụng được bản sừng. Vạch xong mẫu, dùng cưa loại nhỏ bản và mỏng gọi là “cưa déo” theo vạch ngoài khuân mẫu, kiểu dáng chiếc lược để cưa.

3246 img 0879
Những tạo hình độc đáo từ sừng do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng Thụy Ứng làm nên (ảnh: Bảo Thoa)

Công đoạn tiếp theo là cắt răng lược, tùy theo mỗi kiểu lược đẻ dùng các loại cưa cắt răng: loại lược thẳng, một nửa cắt răng thưa, một nửa cắt răng mau, loại lược chuôi to, lược múi bưởi cắt răng to, mạch rộng hơn. Phần cưa răng đòi hỏi người thợ phải tạo được sự cân đối giữa các phần chuôi, răng, mạch rãnh sao cho hài hòa, thanh thoát. Sau đó đến phần chuốt (dụng cụ có hình như cái dũa răng cưa) sao cho cân đối vào rãnh lược. Nếu đặt lệch, khi đẩy một cạnh răng lược sẽ bị vẹt, cạnh răng bên lại chỉ lướt qua. Thợ khi đẩy chuốt phải đẩy từ giữa rãnh răng đến ngọn để tạo ngọn răng lược nhọn, gốc răng để vuông. Đến đây, toàn bộ công đoạn chính đã hoàn thành xong một chiếc lược.

Còn lại công đoạn phụ là trang trí chiếc lược sửa các đầu bị chéo răng, sửa sống lược cho vuông hoặc tròn, hoặc thứa hình dóng trúc và khéo chỉ rãnh chân răng lược. Cuối cùng, dùng cào con nạo ngang dọc cho thật nhẵn, sau đó kẻ vân hoa sống lược và dùng giấy nháp loại nhỏ nhất, chùi cho lược được bóng đẹp, mát mắt người tiêu dùng. Thợ sản xuất được một chiếc lược đẹp hay xấu là do tay nghề quyết định. Nhưng bí quyết lại do sự kiện tạo đồ nghề như các loại cưa to, nhỏ; các kiểu chuốt ngắn, dài, vời đẽo, phang (bào), nạo và các loại dụng cụ nhỏ khác….Tất cả đều mang đặc trung của làng nghề Thụy Ứng.

3249 img 0880
Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước (ảnh: Bảo Thoa)

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống của nhân dân có nhiều khởi sắc. Từ nguyên liệu sừng và móng sừng, người thợ Thụy Ứng đã sáng tạo ra mặt hàng mới, phục vụ đời sống dân sinh trong và ngoài nước như thìa, ấm, chén, bát uống nước trà, dĩa, xỉa thức ăn, be rượu, ống tăm, gạt tàn thuốc lá, lót đón chân giày, ống đũa. Đặt biệt, nhiều thợ khéo tay đã sáng tạo ra những mặt hàng mỹ nghệ bằng chất liệu sừng như con tôm, rồng, phượng hoàng, đại bàng, chuồn chuồn, thạch sùng, hộp đựng đồ trang sức...

Ngày nay, nghề làm lược sừng được cơ giới hoá một số khâu, nhưng điều quyết định chất lượng sản phẩm vẫn là bàn tay, khối óc sáng tạo của người thợ thủ công Thụy Ứng. Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước, minh chứng sinh động cho sức sống mãnh liệt của một làng nghề truyền thống.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động