Chàng kỹ sư cơ điện bén duyên “môi trường”

(LĐTĐ) Nói đến công nhân môi trường chúng ta thường nghĩ ngay đến những chiếc chổi tre hay tiếng xe đẩy leng keng, trên thực tế, cùng với sự đổi mới trong yêu cầu chuyên môn, nghề môi trường đã và đang dần chuyển mình từ thu gom, quét hút đến cao hơn là đốt rác phát điện. Cái duyên đến với nghề công nhân môi trường của chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh, Công nhân giỏi Thủ đô cũng bắt đầu từ sự chuyển mình như thế.
Người công nhân nhiệt huyết, giàu khát vọng cống hiến Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” năm 2024 Người công nhân thoát nước bén duyên “thợ giỏi”

Năm 2016, sau 22 tháng thi công, ngày 16/9/2016, Nhà máy Nedo đã hoàn thành phần xây dựng, lắp đặt dây chuyền kỹ thuật và được đưa vào vận hành thử nghiệm. Toàn bộ thiết bị và công nghệ vận hành của Nhà máy đều do Công ty Hitachi Zosen (Nhật Bản) cung cấp và chuyển giao.

Về phía Việt Nam, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, đơn vị được UBND thành phố Hà Nội giao vận hành, thực hiện xây dựng phần móng, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật có liên quan, lắp dựng, vận hành dây chuyền công nghệ (dưới sự giám sát, đánh giá của các chuyên gia Nhật Bản). Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến của Nhật Bản với công suất 75 tấn/ngày. Đây được đánh giá là dự án tiên phong trong quy trình xử lý rác thải công nghiệp hiện đại chưa từng có tại Việt Nam và khu vực.

Những yêu cầu mới trong công việc chính là cái duyên dẫn dắt chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh đến với nghề môi trường. Đến nay, sau hơn 8 năm công tác, chàng kỹ sư trẻ ngày nào đã là trưởng kíp điện, Chi nhánh Xử lý chất thải công nghiệp để phát điện, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội.

Nhắc lại kỷ niệm về nghề, anh Nguyễn Tư Vinh cho biết, tháng 10/2016, tôi được tuyển dụng vào vị trí kỹ sư kỹ thuật điện tại Tổ quản lý vận hành tạm thời để phục vụ công tác vận hành thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải công nghiệp để phát điện, từ tháng 1/2019 được giao nhiệm vụ trưởng kíp điện chịu trách nhiệm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện của Nhà máy.

Chàng kỹ sư cơ điện bén duyên “môi trường”
Những yêu cầu mới trong công việc chính là cái duyên dẫn dắt chàng kỹ sư điện Nguyễn Tư Vinh đến với nghề môi trường.

“Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp để phát điện là món quà được Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam, với công nghệ cao đốt rác để phát điện, đây là nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á, 100% các thiết bị đều được chuyển từ Nhật Bản sang, khi vận hành nhà máy, nếu máy móc, thiết bị có vấn đề phát sinh sự cố, phải mời chuyên gia Nhật sang thẩm định và tư vấn, nếu hỏng hóc thì phải chờ nhập thiết bị sang, rất tốn kém và đẩy chi phí lên cao”, anh Vinh chia sẻ.

Tuy nhiên, theo anh Vinh, việc sửa chữa cũng là vấn đề khi máy móc - thiết bị tại nhà máy là những thiết bị có yêu cầu kỹ thuật cao; xuất xứ từ các thiết bị G7, đa phần không có sẵn hoặc không có trên thị trường Việt Nam. Mọi sửa chữa, lắp đặt, hiệu chỉnh thiết bị phụ thuộc hoàn toàn vào chuyên gia nước ngoài dẫn đến chi phí sửa chữa rất lớn và thời gian kéo dài. Nhà máy không thể chủ động, tự lực vận hành, xử lý các sự cố kỹ thuật xẩy ra.

Quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, anh Vinh cùng với các đồng nghiệp đã tập trung tìm hiểu, nguyên lý hoạt động thiết bị, tận dụng kinh nghiệm và nguồn khoa học - kỹ thuật để từng bước làm chủ thiết bị, tự lực sửa chữa và tìm nguồn vật tư thay thế mà vẫn đảm bảo chất lượng đã giảm chi phí rất lớn và rút ngắn thời gian bảo dưỡng thiết bị, chất lượng được đảm bảo, chuyên gia Nhật đánh giá rất cao.

Đơn cử như trường hợp hỏng bơm nước lò hơi 306A/B, nơi đóng vai trò như trái tim của hệ thống nồi hơi nhà máy, là bơm áp lực và làm trong môi trường nước nhiệt độ cao. Hệ thống này vai trò như trái tim của hệ thống nồi hơi nhà máy, là bơm áp lực và làm trong môi trường nước nhiệt độ cao, hệ thống này sau một thời gian dừng hoạt động đã bị bó kẹt, nhảy atomat khi khởi động máy. Sự cố được chuyên gia Nhật đánh giá hư hỏng nghiêm trọng cần phải sửa chữa ngay, dự tính chi phí 500 triệu đồng và phai chờ vật tư mua từ nước ngoài chuyển về.

Chàng kỹ sư cơ điện bén duyên “môi trường”
Hơn 8 năm công tác, từ chàng kỹ sư trẻ, anh Vinh giờ đã thành người thợ bậc cao, người công nhân giỏi của ngành Xây dựng Hà Nội.

Không khuất phục trước khó khăn, anh Vinh cùng các đồng nghiệp dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tự mày mò, nghiên cứu và sửa chữa thành công với tổng chi phí chưa đến 15% dự toán.

Cũng cần phải nhắc đến các sự cố của bộ thiết bị sản xuất nước tinh khiến 315 và thanh điện trở gia nhiệt của buồng dập khói… tất cả đều đã được anh Vinh cùng các công nhân trong tổ nghiên cứu, mày mò khắc phục thành công. Đặc biệt với việc vận hành trở lại hệ thống xử lý nước tinh khiết 315, nhà máy đã tiết kiệm hơn 1,2 tỷ đồng do không phải mua 3.000m3 nước tinh khiết (400.000vnđ/m3) để phục vụ sửa chữa, thử áp nồi hơi nhà máy… Việc tự nghiên cứu thi công: Thanh điện trở gia nhiệt của bơm 306B cũng đã giúp cho đơn vị tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng.

Trên thực tế, đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện kinh tế, qua trải nghiệm được thực hành, cọ sát thực tế, anh Vinh cùng cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã phát huy được năng lực tự chủ, khả năng tư duy, sáng tạo trong công việc. Đặc biệt làm chủ công nghệ, tự tin có thể nghiên cứu, xử lý trước thiết bị có yêu cầu kỹ thuật cao, xu hướng tất yếu khi hội nhập quốc tế.

Hơn 8 năm công tác, từ chàng kỹ sư trẻ, anh Vinh giờ đã thành người thợ bậc cao, người công nhân giỏi của ngành Xây dựng Hà Nội. Năm 2023, anh Vinh đạt giải Nhì Nghề điện Công nghiệp tại Hội thi Thợ giỏi ngành Xây dựng Hà Nội lần thứ III - năm 2023. Đây cũng là bệ phóng giúp anh đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng

Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong ngành xây dựng hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình làm việc luôn là bài toán được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Và từ những trăn trở thực tế trong công việc, một nữ kỹ sư đã mang đến giải pháp đột phá, giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho nhiều dự án xây dựng trọng điểm.
Kỹ sư trẻ FECON được vinh danh với giải pháp đột phá

Kỹ sư trẻ FECON được vinh danh với giải pháp đột phá

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã trao tặng giải thưởng "Sáng kiến, sáng tạo" cho kỹ sư trẻ tài năng Trương Thị Thanh Hải thuộc Công ty Cổ phần FECON. Giải thưởng này ghi nhận đóng góp xuất sắc của Thanh Hải trong lĩnh vực xây dựng với sáng kiến mang lại lợi ích đáng kể cho công ty.
Tự hào truyền thống, xây dựng tương lai

Tự hào truyền thống, xây dựng tương lai

(LĐTĐ) Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra cho đất nước nói chung cũng như Thủ đô Hà Nội nói riêng nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn. Trước tình hình đó, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động.
Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng gia công tại Phân xưởng cơ khí (Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật), anh Đỗ Văn Hùng luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, không ngừng trau dồi kiến thức, đưa ra các sáng kiến, sáng tạo được áp dụng đem lại hiệu quả trong công việc.
Quận Bắc Từ Liêm: Hiệu quả phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi”

Quận Bắc Từ Liêm: Hiệu quả phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tích cực tổ chức, triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xây dựng quận Bắc Từ Liêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Cho trái ngọt từ những đam mê

Cho trái ngọt từ những đam mê

(LĐTĐ) Say sưa khi nói về lĩnh vực thiết kế thời trang, nhưng khi nhắc đến thành tích bản thân và danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, Trần Thị Vân Khánh - Chuyên viên cắt mẫu, Phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang lại rất khiêm tốn, cho biết: “Danh hiệu này là niềm vui, niềm hạnh phúc với tôi, nhưng hơn hết, nó còn khẳng định và tôn vinh những nỗ lực cống hiến, sáng tạo của cả tập thể và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”.
Thanh Trì: Hiệu quả từ phong trào thi đua trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”

Thanh Trì: Hiệu quả từ phong trào thi đua trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Vào Tháng Công nhân hằng năm, công nhân lao động huyện Thanh Trì lại đón nhận tin vui khi có nhiều người được vinh danh “Công nhân giỏi Thủ đô”. Đây là những thành quả từ phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi do các cấp Công đoàn huyện phát động và được sự hưởng ứng nhiệt tình của người lao động và chủ sử dụng lao động các đơn vị, doanh nghiệp.
Sức sống của các phong trào thi đua

Sức sống của các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, những năm qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tham gia phong trào đã có hàng trăm công nhân lao động (CNLĐ) được vinh danh, hàng nghìn sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Đội xung kích EVNHANOI: Đồng lòng một “đích đến”

Đội xung kích EVNHANOI: Đồng lòng một “đích đến”

(LĐTĐ) Với tinh thần “Tất cả vì dự án đường dây 500 kV mạch 3”, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã huy động gần 200 nhân lực để tiếp sức cho dự án trọng điểm này. Họ là những kỹ sư, công nhân có tay nghề, nhưng cũng là tấm gương tiêu biểu đại diện cho những người Thợ điện Thủ đô…
Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” - niềm tự hào của công nhân lao động

Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” - niềm tự hào của công nhân lao động

Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Phong trào đã thực sự đi vào chiều sâu và có ý nghĩa lan tỏa sâu rộng. Đạt được danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” là niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu của đông đảo công nhân lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động