Cấu trúc đề thi không thay đổi, độ khó được giảm nhẹ
Công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 | |
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông được tổ chức trong 2 ngày | |
Sẽ không có tình trạng thí sinh đổ dồn về các thành phố lớn |
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn: Giảm mức độ yêu cầu với học sinh
Theo cô giáo Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ Văn trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội), đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 môn Ngữ văn về cơ bản không có thay đổi so với đề thi Trung học phổ thông quốc gia trong những năm gần đây.
Thứ nhất, về cấu trúc, đề vẫn bao gồm 2 phần: Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm); trong đó phần Làm văn vẫn có 2 câu với quỹ điểm như cũ (câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm và câu nghị luận văn học 5 điểm). Thứ hai, yêu cầu chung cho các câu hỏi trong hai phần Đọc hiểu và Làm văn vẫn ở mức độ quen thuộc với học sinh từ nhiều năm nay.
Chiều 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020. (Ảnh minh họa) |
Phần Đọc hiểu có chút thay đổi dễ nhận ra về mức độ yêu cầu cho 4 câu hỏi. Cụ thể câu 1, 2, 3 đều dừng ở mức độ nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể dựa vào ngữ liệu đọc hiểu để nhận ra nội dung trả lời cho mỗi câu hỏi; chỉ có câu 4 là câu vận dụng.
Phần Làm văn, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội vẫn có mối quan hệ hữu cơ với phần Đọc hiểu. Theo đó, câu lệnh vẫn hướng tới yêu cầu học sinh bàn luận về một bình diện (sự cần thiết) của vấn đề (tôn trọng quan điểm người khác). Nội dung bàn luận này tuy không được trợ giúp bởi các câu hỏi đọc hiểu phần lớn ở mức độ nhận biết, nhưng phần ngữ liệu đọc hiểu lại có khá nhiều gợi ý. Vì vậy, câu viết đoạn văn sẽ không làm khó học sinh.
Câu nghị luận văn học vẫn là dạng bài cảm nhận một đoạn thơ, trong đó câu lệnh yêu cầu cảm nhận cụ thể về hai định hướng nội dung hiện hữu trong đoạn thơ: Khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính. Đây cũng là những nội dung kiến thức và kĩ năng quen thuộc với học sinh.
“Nhìn chung, đề thi tham khảo môn Ngữ văn có một phần giảm mức độ yêu cầu với học sinh, có thể sẽ giúp cho mục đích chính của kỳ thi là xét tốt nghiệp Trung học phổ thông. Còn sự phân hoá - với đặc thù môn Ngữ văn sẽ thể hiện ngay trong mức độ trình bày, cảm nhận, khai thác ý... của mỗi em, không hoàn toàn thể hiện trong số lượng các câu như các môn khác” - cô giáo Trịnh Thu Tuyết nhận định.
Đề tham thi khảo môn Toán: Phù hợp mục đích chính là xét tốt nghiệp
Thầy giáo Lê Bá Trần Phương (Giáo viên môn Toán, Hệ thống Giáo dục Hocmai) cho rằng, đề thi tham khảo môn Toán cơ bản phù hợp với mục đích chính là để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Về nội dung kiến thức, đề thi vẫn bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố. Trong đó 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 với 34 câu hỏi thuộc kiến thức của học kì I, 11 câu thuộc học kì II; 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.
Đề thi có khoảng 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu; 20% câu hỏi ở mức độ vận dụng và 10% câu hỏi ở mức độ vận dụng cao. So với đề thi tham khảo Bộ Giáo dục và đào tạo công bố ngày 3/4 thì đề có độ phân hóa tốt hơn ở 5 câu hỏi cuối (khoảng điểm 9, 10) đều thuộc kiến thức của các chuyên đề Hàm số - Mũ loga - Hình học không gian (bài toán thể tích). Phần câu hỏi trên 7 điểm thuộc lớp 11 và học kì I lớp 12 . Học kì II lớp lớp 12 chỉ có 2 câu thuộc chuyên đề tích phân. Đây là phần giao thoa giữa học kì 1 và 2 lớp 12).
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 dự kiến sẽ gồm 3 bài thi độc lập và 2 bài thi tổng hợp. |
“Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có phương án giảm tải, tinh giản về mặt kiến thức song đề thi sẽ vẫn có nhiều những câu đòi hỏi học sinh phải học thật sự nghiêm túc mới có thể xử lý tốt và không bị mất điểm. Do đó các em học sinh không được chủ quan trong quá trình ôn tập cho kì thi sắp tới” - thầy Phương nhắn nhủ.
Đề thi tham khảo môn Tiếng Anh: 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu
Các thầy cô giáo thuộc Tổ Tiếng Anh (Hệ thống Giáo dục Hocmai) nhận định, các câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và tương đương với các đơn vị kiến thức được kiểm tra trong đề tham khảo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố ngày 3/4. Tuy nhiên, đề cũng có sự thay đổi với dạng bài trắc nghiệm hoàn thành câu: Tăng 1 câu ngữ pháp kiểm tra về mạo từ và giảm 1 câu trong bài đọc hiểu thứ 2.
Về độ khó, đề thi có khoảng 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 30% câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Cụ thể, các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu thuộc các chuyên đề: Ngữ âm (phát âm đuôi "-s", trọng âm với từ hai và ba âm tiết); câu hỏi đuôi, giới từ, mạo từ, danh động từ, câu điều kiện, thì động từ, liên từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, rút gọn mệnh đề quan hệ, loại từ; phrasal verb, word choice, từ đồng nghĩa - trái nghĩa; câu giao tiếp; tìm lỗi sai.
Số lượng câu vận dụng và vận dụng cao giảm so với đề thi tham khảo ngày 3/4 nhưng chất liệu bài đọc khó đọc hơn (bài đọc 7 câu), độ khó và độ nhiễu của các phương án cao hơn.
Đề thi tham khảo tổ hợp Khoa học tự nhiên: Có độ phân hóa vừa đủ
Theo các thầy cô giáo thuộc Tổ Tự nhiên (Hệ thống Giáo dục Hocmai), mỗi môn thi thành phần (Vật lí, Hóa học, Sinh học) bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố. Nội dung đề thi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (80% - 90%), không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản, phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và có độ phân hóa vừa đủ để các trường đại học, cao đẳng lấy căn cứ để có thể tuyển sinh.
Với môn Vật lí: 70% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu. Tuy nhiên, điều đặc biệt dễ thấy là xuất hiện 2 câu hỏi lí thuyết thuộc chương trình Vật lí 11 nằm ở cấp độ nhận biết. So với các đề thi Trung học phổ thông quốc gia trước đây và đề tham khảo ngày 3/4 thì vùng câu hỏi thuộc chương trình Vật lí 11 có độ khó giảm hẳn.
Thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019. |
Với môn Hóa học: 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu. Điểm đáng chú ý ở phần kiến thức này so với đề tham khảo được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 3/4 là chứa câu hỏi có nội dung liên quan giữa lớp 11 với lớp 12. Trong đề có 4 câu hỏi cực khó, đều thuộc kiến thức học kì I của lớp 12 (đặc biệt là phần este-lipit, amin-amino axit-peptit) và chứa câu hỏi thuộc phần thực hành thí nghiệm.
Với môn Sinh học: Phần kiến thức dưới 7 điểm nằm ở các chuyên đề chuyển hóa vật chất năng lượng ở thực vật và động vật; tiến hóa, sinh thái, ứng dụng di truyền, cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền. Phần kiến thức trên 7 điểm thuộc chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị; quy luật di truyền, di truyền người, ứng dụng di truyền.
Đề thi tham khảo tổ hợp Khoa học xã hội: Chủ yếu kiến thức lớp 12
Các thầy cô giáo thuộc Tổ Xã hội (Hệ thống Giáo dục Hocmai) cho biết, đề tham khảo bài thi Khoa học xã hội kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 có 3 môn thi thành phần (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi môn thi thành phần gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút. Trong đó, phần lớn câu hỏi thuộc nội dung kiến thức lớp 12. Đề thi không xuất hiện những câu hỏi thuộc phần tinh giản.
Với môn Lịch sử: Câu hỏi ở cấp độ nhận biết, thông hiểu tập trung vào ba chuyên đề lịch sử Việt Nam của các giai đoạn 1919 - 1930, 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Phần kiến thức trên 7 điểm thuộc các chuyên đề: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949); quan hệ quốc tế, Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930, 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Một số câu hỏi khó và cực khó thuộc các dạng bài so sánh xâu chuỗi kiến thức lớp 11 và 12.
Với môn Địa lí: 85% câu hỏi nhận biết và thông hiểu, đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp. Tỉ lệ này ở đề tham khảo ngày 3/4 là 75%. Câu hỏi phủ hết các chuyên đề lớp 12. Các chuyên đề có câu hỏi khó và cực khó là địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và thực hành kĩ năng địa lí. Phần kiến thức trên 7 điểm đòi hỏi học sinh phải suy luận nhiều và áp dụng công thức tính toán, ngoài ra phải hiểu bản chất địa lí và "tỉnh táo" trong việc chọn các đáp án có những từ dễ gây nhầm lẫn.
Với môn Giáo dục công dân: 75% câu hỏi nhận biết và thông hiểu đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp nhưng độ khó cao hơn, cách ra đề hay, tính nhiễu trong các phương án rất tốt đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức mới chọn đúng được đáp án.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48