Cảnh giác khi mua hàng online
Mua hàng online thời dịch: Cẩn trọng với hàng giả, kém chất lượng Chặn rủi ro mua hàng qua mạng |
Mua sắm qua mạng “hút” khách
Hiện nay, xu hướng mua hàng online ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều tháng qua, trong khi lượng khách đến mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh giảm đáng kể thì số lượng người mua hàng trên trang mua sắm online của các siêu thị, cửa hàng lại gia tăng.
Chị Nguyễn Mai Hương (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Trước đây, vào những ngày cuối tuần, gia đình tôi thường cùng nhau đi ăn tối, mua sắm, giải trí nhưng từ khi có dịch bệnh Covid-19, cả nhà ít tới những nơi đông người. Tôi chuyển sang mua hàng online vừa đỡ mất thời gian, vừa phòng tránh dịch bệnh”.
Người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua hàng online. |
Để “hút” khách mua hàng, nhiều siêu thị, cửa hàng đã tăng cường các hình thức tiếp thị, quảng cáo thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo) nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua sắm hàng hóa mà không cần trực tiếp đến siêu thị, đơn vị đã tăng cường hình thức mua sắm online để người tiêu dùng có thể ngồi ở nhà vẫn nhận được lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng hàng ngày khi có nhu cầu. Tương tự, để thu hút người tiêu dùng tăng mua sắm qua kênh trực tuyến, các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada… đã hợp tác cùng các đối tác đưa ra nhiều khuyến mại lớn, giảm giá.
Theo một số chủ cửa hàng, quán ăn ở trung tâm thành phố Hà Nội, số lượng đơn đặt mua hàng trực tuyến trong thời điểm xuất hiện dịch bệnh Covid-19 tăng từ 30 - 50% so với trước đây. Chị Thúy Hương, chủ một quán ăn trên đường Nguyễn Chí Thanh (phường Láng Hạ, quận Đống Đa) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán lượng khách đến quán ăn có giảm nhưng đơn hàng đặt qua các ứng dụng Grapfood, Foody tăng đột biến. Trung bình quán bán khoảng 100 đơn/ngày, tăng gấp đôi, gấp ba so với trước khi có dịch bệnh.
Cẩn trọng khi mua hàng online
Mặc dù rất tiện ích song mua hàng online cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không cẩn trọng người mua rất dễ “sập bẫy” của những đối tượng lừa đảo. Lợi dụng bản chất của việc mua hàng online, người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình thức và chất lượng của sản phẩm nên có không ít đối tượng đã tráo đổi sản phẩm khi giao hàng. Vì thế, rủi ro người tiêu dùng thường gặp nhất là hàng hóa nhận được không giống với quảng cáo.
Theo luật sư Nguyễn Văn Dũng (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội): Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, trước khi mua hàng online, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận… Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm như: Nguồn gốc xuất xứ, tính năng... Khi nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ hàng hóa rồi mới thanh toán tiền. Khi mua, nhận hàng từ các trang bán hàng trực tuyến, người mua cần giữ lại các chứng từ liên quan để có cơ sở giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân trình báo sự việc với cơ quan công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện hành thì tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản khách hàng có thể xem xét xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015. |
Cụ thể như trường hợp của em Đức Anh (14 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm). Vào cuối tháng 3/2021, em vào một trang Facebook mua 3 cái áo trị giá 1,7 triệu đồng, khi nào nhận hàng thì trả tiền. Tuy nhiên lúc nhận hàng, em đã chủ quan không mở gói hàng ra xem mà lại thanh toán tiền trước. Khi người giao hàng vừa đi khỏi, Đức Anh mới “tá hỏa” khi mở gói hàng ra thấy 3 cái áo cũ, không đúng như hình quảng cáo. Khi em liên hệ yêu cầu trả lại hàng thì được chủ tài khoản trên lấy lý do không biết sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại, rồi sau đó khóa tài khoản Facebook nên em không liên lạc được.
Một người tiêu dùng khác là chị Mai Anh (quận Cầu Giấy) cũng cho hay, chị có đặt hàng trên sàn thương mại điện tử. Sau khi nhận hàng, chị phát hiện sản phẩm giao không đúng với đơn hàng mà chị đã đặt. Ngay lập tức chị đã kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình trên sàn thương mại điện tử thì thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi. Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của chị đã bị đối tượng xấu thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo…
Có thể thấy, mua hàng online đang nở rộ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Song bên cạnh những lợi ích thiết thực thì giao dịch qua thương mại điện tử vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà phổ biến nhất là bị đánh cắp thông tin cá nhân để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay mua phải hàng giả, hàng nhái…
Để tránh rủi ro cho người tiêu dùng, đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo, người mua hàng trực tuyến không nên chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, các thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan, hoặc đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để lừa đảo, xâm hại người tiêu dùng. Trước khi thực hiện giao dịch, người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các đánh giá về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình. Đồng thời, lựa chọn giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử có uy tín, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận, cho phép hoạt động.
Điều 9, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định, người tiêu dùng khi mua hàng hóa cần tuân thủ các quy định: Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Người tiêu dùng cũng có thể liên hệ với Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, đầu số 1800.6838, để được tư vấn các quy định pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50