Cẩn trọng với ngộ độc rượu dịp cuối năm
Thị trường rượu…bỏ ngỏ đến bao giờ? Cận Tết Nguyên đán, gia tăng số ca nhập viện do rượu bia |
Gia tăng tình trạng ngộ độc rượu
Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại đây vừa điều trị một trường hợp là nam thanh niên (29 tuổi, quê ở Hưng Yên) bị ngộ độc rượu, do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong. Trước đó, khoảng 2 giờ chiều 2/1/2021, thanh niên này có đi uống rượu cùng bạn. Khoảng 4 giờ chiều, anh này về nhà ngủ. Tối gia đình gọi có dậy ăn tối, nhưng anh này nói không muốn ăn. Đến sáng 3/1, khi người nhà vào gọi dậy thì nam thanh niên này đã không có phản xạ, chân tay lạnh, duỗi cứng. Ngay sau đó, người thân đưa bệnh nhân đến bệnh viện huyện để cấp cứu.
Bác sĩ Nguyên kiểm tra thị lực của bệnh nhân ngộ độc methanol (Ảnh:M.Thanh) |
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp, đường máu thấp, phải đặt nội khí khoản. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não cho thấy có tổn thương não lan tỏa ở hai bên. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi bị đột quỵ và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai tối 4/1 trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, nhiễm toan chuyển hoá, tiêu cơ vân nặng kèm hội chứng suy thận.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại đây bệnh nhân được điều trị hồi sức, lọc máu nhưng vẫn hôn mê sâu, tụt huyết áp, tổn thương não nặng không hồi phục. Sáng 6/1, gia đình xin cho bệnh nhân về vì không có khả năng cứu chữa. Bệnh nhân tử vong sau đó.
Được biết, đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc rượu. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) có chiều hướng gia tăng. Trong tháng 10 và tháng 11/2020, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 2 vụ ngộ độc methanol với ít nhất 7 người bị ngộ độc, 1 người tử vong và 1 người bị tổn thương mắt và não. Tất cả các trường hợp này được xác định có liên quan tới sản phẩm rượu mang tên “rượu nếp”, “hầm rượu Việt” của cơ sở sản xuất rượu Đất Lúa, có địa chỉ ghi trên nhãn mác ở phố Trương Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Đáng chú ý, ngày 3/11/2020, Trung tâm tiếp nhận một bệnh nhân nam (32 tuổi) được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt, xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu rất cao, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả chụp CT cho thấy, bệnh nhân có tổn thương não rất nặng, dù bệnh nhân được giải độc, cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng đã tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết, thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao, trong đó chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy... Nói về trường hợp các bệnh nhân ngộ độc rượu dẫn đến tử vong, bác sĩ Nguyên cho rằng, phần lớn là người trong độ tuổi lao động, thanh niên. Nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do uống nhiều rượu dẫn đến hạ đường huyết.
“Thành phần Ethanol trong rượu sẽ gây hạ đường huyết trong khi bản thân người uống rượu lại không ăn (tinh bột, đạm) trong quá trình uống rượu hoặc đến khi về nhà ngủ luôn và không muốn ăn gì. Đây là lý do khiến đường huyết giảm sâu, nếu cơ thể người đó lại gầy gò không có năng lượng dự trữ sẽ bị suy kiệt và tử vong do hạ đường huyết. Ngoài ra, người uống quá nhiều rượu sẽ khiến thần kinh bị ức chế khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Khi trung tâm hô hấp bị ức chế dẫn đến thở yếu, khò khè, thiếu ôxy, tổn thương não và tử vong”, bác sĩ Nguyên giải thích.
Người tiêu dùng cần cẩn trọng
Về nguyên nhân xuất hiện nhiều ca ngộ độc methanol trong thời gian qua, các chuyên gia cho rằng đó là do các loại rượu có pha cồn công nghiệp methanol vẫn đang được bán trôi nổi trên thị trường, trong các quán ăn, nhà hàng nhưng chưa được kiểm soát tốt. Nhiều người vẫn có thói quen mua rượu tùy tiện, tin vào lời quảng cáo của người bán hàng là “rượu quê” hay “rượu nhà nấu”, “rượu xách tay”. Thậm chí nhiều người còn mua các loại rễ cây, thảo mộc, động vật, côn trùng để ngâm rượu mà không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), những năm qua, nước ta có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn với sản lượng 360 triệu lít/năm, 320 cơ sở sản xuất nhỏ với sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia đình tự sản xuất ước tính khoảng 250 triệu lít/năm. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế, việc lạm dụng rượu, bia, vấn đề chất lượng, an toàn và những hệ lụy của nó đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cộng đồng như: Ngộ độc rượu, các tổn hại về sức khỏe, tâm thần, tính mạng người tiêu dùng, trật tự xã hội, tai nạn giao thông… |
Theo các chuyên gia, điều này rất nguy hiểm bởi ngâm rượu không đơn giản là đổ rượu vào đồ định ngâm rồi cất trữ trong thời gian dài. Bởi việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, chẳng hạn như nguyên liệu làm thuốc và trái cây cần được tuyển chọn kỹ, các loại trái cây phải có độ an toàn cao, thuộc nhóm thực phẩm ít axit oxalic phù hợp để ngâm rượu. Đặc biệt, cần chú ý, với những người uống rượu, dấu hiệu ngộ độc thường là gọi hỏi, nói rất hạn chế, chỉ nói một số từ, không thể đi lại được, không thể tự đi, lơ mơ, thở khò khè, chậm chạp, lờ đờ, ngồi một chỗ, co giật, nôn ọe nhiều lần, đau đầu... Những trường hợp uống nhiều rượu nếu không thể tự ăn hoặc có dấu hiệu trên sau khi uống rượu cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho rằng, không uống rượu là cách tốt nhất để dự phòng nguy cơ ngộ độc rượu. Nhưng trong trường hợp gia đình có người thân hoặc bạn bè uống rượu, cách tốt nhất là bắt họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, uống sữa, nước canh, nước cháo loãng … để bù năng lượng cho cơ thể. “Với các loại thuốc giải rượu được hầu như không có tác dụng trong việc chống say, giải rượu như quảng cáo. Do đó cách tốt nhất là không lạm dụng rượu bia, nhất là trong thời điểm cận Tết Nguyên đán”, bác sĩ Nguyên khuyến cáo.
Nhấn mạnh về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho hay, việc lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người sai lầm khi cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không gây hại cho gan, nhưng thực tế không phải như vậy, dù là loại rượu bia “xịn” gì thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan. Chưa kể, không ít người bị ngộ độc rượu, thoát chết nhưng phải chịu di chứng nặng nề ở não, mắt..., mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội./.
Thanh Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46