Cần sớm ban hành Luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

(LĐTĐ) Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, cần nghiên cứu để sớm ban hành Luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Đồng thời, hoàn thiện các quy định liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
Đề xuất các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để thi hành án hiệu quả Tăng cường công tác truyền thông trong thi hành án dân sự, hành chính

Trong khuôn khổ dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), Bộ Tư pháp vừa phối hợp với Liên minh Châu Âu và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên với chủ đề “Công tác thi hành án dân sự trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Đồng chủ trì Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu; ông Giorgio Aliberti, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam.

Tham dự Diễn đàn có đại biểu các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, các Chương trình hợp tác pháp luật và tư pháp tại Việt Nam. Đại biểu trong nước có sự tham dự của đại diện Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, một số bộ, ban, ngành, Tổng cục Thi hành án dân sự, một số cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương…

Cần sớm ban hành Luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người đứng đầu, công chức, viên chức
hứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu khẳng định, việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài là một phần cơ bản của việc bảo đảm xây dựng một xã hội dựa trên pháp quyền. Thời gian qua, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thể chế, pháp luật về thi hành án dân sự ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, kết quả thi hành án dân sự ngày càng thực chất, bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, kết quả thi hành các bản án cả về việc và tiền vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; thời gian, chi phí thi hành án vẫn cần tiếp tục được cải thiện; năng lực của các cơ quan và cán bộ thi hành án dân sự cần được tăng cường để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với điều kiện bình thường mới trong bối cảnh dịch Covid-19.

Tham luận tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, có những vấn đề thực tiễn đặt ra chưa được luật định, dẫn đến vướng mắc, gây chậm tiến độ, khó thu hồi được tài sản như: Chưa có cơ chế ủy thác xử lý tài sản để giải quyết đồng thời các tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, còn khoảng trống về kiểm soát tài sản cá nhân, thiếu các quy định liên quan đến thu hồi tài sản…

Bên cạnh đó, nhiều đương sự phải thi hành án cố tình chây ỳ, khiếu nại, tố cáo kéo dài, cản trở việc thi hành án; chống đối quyết liệt lực lượng thi hành án.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021, thi hành án về việc đạt 75,82%, thi hành án về tiền đạt 31,21%. Về kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng, đã thi hành xong 4.503 việc, thu hơn 18.246 tỷ đồng. Riêng về kết quả thi hành án dân sự đối với những vụ án về kinh tế - tham nhũng, đã thi hành xong 2.697 việc, thu được hơn 4.094 tỷ đồng.

Cần sớm ban hành Luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người đứng đầu, công chức, viên chức
Toàn cảnh Diễn đàn.

Tham luận tại Diễn đàn, bà Đào Thị Hoài Thu, Phó Vụ trưởng, Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, cho rằng, kết quả thi hành án dân sự đối với những vụ án về kinh tế - tham nhũng vẫn ở mức thấp, chưa tương xứng. Hàng nghìn tỷ đồng ở các vụ án tham nhũng không được thu hồi, đồng nghĩa với việc hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước, của nhân dân đã bị mất đi.

Thực tế cho thấy, các cơ quan chức năng, các cơ quan tiến hành tố tụng có làm tốt bao nhiêu, bản án có nghiêm minh đến đâu nhưng việc thi hành không đạt hiệu quả, kết quả đạt được thấp, nhất là việc truy thu lại cho ngân sách Nhà nước không đạt thì cũng coi như chưa đạt mục tiêu, hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đáp ứng được.

Để khắc phục các bất cập này, theo bà Thu, cần nghiên cứu để sớm ban hành Luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Đồng thời, hoàn thiện các quy định liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.

Trong đó, cần có cơ chế cho việc kê biên tài sản bảo đảm thi hành án, không phải chờ khởi tố bị can và đến khi phiên tòa diễn ra, mà có thể vận dụng linh hoạt ở bất cứ giai đoạn nào, kể từ khi tiếp nhận tin báo tội phạm cho đến khi khởi tố vụ án, điều tra, truy tố và xét xử. Bên cạnh đó, cần mở rộng phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đến các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội tham nhũng kinh tế.

Cùng với đó, sớm hoàn thiện và ban hành Luật Đăng ký tài sản; có lộ trình hạn chế sử dụng tiền mặt; bổ sung Luật Thi hành án dân sự một số quy định về cơ chế ủy thác xử lý tài sản, tạo cơ sở cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý đồng thời tài sản ở các địa phương khác nhau… Đồng thời, cơ quan điều tra cũng cần sớm cung cấp thông tin về tài sản, tài khoản của đương sự có nghĩa vụ thi hành án cho cơ quan thi hành án để chủ động có kế hoạch, phương án thu hồi kịp thời.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Xem thêm
Phiên bản di động