Cần quy định cụ thể các tài liệu lưu trữ không được tiếp cận

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngay trong Dự thảo cũng chưa rõ việc đăng ký tài liệu lưu trữ quý, hiếm với cơ quan Nhà nước là thủ tục bắt buộc hay không, do đó cần thống nhất để đảm bảo rõ ràng trong chính sách.
Đà Nẵng: Các cơ sở lưu trú phục vụ gần 2,4 triệu lượt khách trong 8 tháng năm 2022 Đà Nẵng: Phục vụ hơn 2,7 triệu lượt khách lưu trú trong 9 tháng năm 2022 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Đề xuất nhiều chính sách về nhà lưu trú công nhân

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vừa có văn bản góp ý vào dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều điểm mới quan trọng.

Chưa rõ cơ chế quản lý đối với tài liệu lưu trữ quý, hiếm

Theo quy định tại Dự thảo Luật, Nhà nước có chính sách thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ và các hoạt động liên quan đến tài liệu lưu trữ tư sẽ thực hiện trên cơ sở quyền của chủ sở hữu, Nhà nước chỉ can thiệp và/hoặc hạn chế khi các yếu tố lợi ích công cộng bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, VCCI cho rằng, Dự thảo Luật đang chưa quy định rõ và thống nhất về cơ chế quản lý đối với tài liệu lưu trữ quý, hiếm. Khoản 1 Điều 13 Dự thảo Luật quy định “tài liệu lưu trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và cấp tỉnh, được lựa chọn để đăng ký vào chương trình, danh hiệu của khu vực và thế giới”.

Theo quy định này thì “được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ” là “quyền” và người có tài liệu lưu trữ quý, hiếm có thể thực hiện quyền hoặc không, tức là có thể thực hiện đăng ký hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước.

Cần quy định cụ thể các tài liệu lưu trữ không được tiếp cận
Ảnh minh họa. Ảnh: Minh Đức/VGP.

Trong khi đó, khoản 2 Điều 16 Dự thảo Luật lại quy định “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, đăng ký, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước. Tài liệu lưu trữ quý, hiếm phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lưu trữ”. Quy định này lại theo hướng cá nhân, tổ chức có tài liệu lưu trữ quý, hiếm bắt buộc phải đăng ký.

Như vậy, ngay trong Dự thảo Luật cũng chưa rõ việc đăng ký tài liệu lưu trữ quý, hiếm với cơ quan nhà nước là thủ tục bắt buộc hay không, do đó cần thống nhất để đảm bảo rõ ràng trong chính sách.

Quy định cụ thể các tài liệu lưu trữ không được tiếp cận

Về tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ, tại khoản 2 Điều 32 Dự thảo Luật quy định về các trường hợp tài liệu lưu trữ không được tiếp cận gồm: 1) Tài liệu thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật và chưa được giải mật; (2) Tài liệu không thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật nhưng “có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng tãi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

VCCI cho rằng, quy định tại trường hợp (2) là chưa thực sự rõ ràng, bởi vì cách thức nào để biết được tài liệu lưu trữ mặc dù không thuộc Danh mục tài liệu mật nhưng lại không được phép tiếp cận? Điều này có thể khiến việc khai thác các tài liệu lưu trữ gặp khó khăn, vì vậy cần quy định rõ việc xác định các loại tài liệu thuộc trường hợp (2) như thế nào, cơ quan, tổ chức nào công bố?

Về tiếp cận tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân, điểm b khoản 3 Điều 32 Dự thảo Luật quy định: “Tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhận được tiếp cận rộng rãi sau 40 năm nếu được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó phép”.

VCCI cũng cho rằng, điều này chưa rõ ràng, vì theo quy định trên, để được tiếp cận rộng rãi tài liệu liên quan đến cá nhân cần đáp ứng cả hai điều kiện gồm: sau 40 năm và cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó đồng ý.

“Điều này là chưa hợp lý, vì nếu cá nhân đó là chủ sở hữu của tài liệu lưu trữ, thì không cần phải quy định về mốc thời gian là 40 năm, tài liệu này có thể được tiếp cận bất kì thời gian nào, miễn là cá nhân/người đại diện hợp pháp của cá nhân cho phép.

Nếu cá nhân đó không phải là chủ sở hữu của tài liệu lưu trữ thì có thể hiểu, sau 40 năm, quyền của chủ sở hữu sẽ không còn được bảo hộ, nhưng điều kiện để tiếp cận tài liệu này vẫn phải có sự đồng ý của cá nhân có liên quan trong tài liệu. Điều này chưa thực sự phù hợp, trong một số trường hợp, cá nhân không còn có quyền đối với các nội dung trong tài liệu”, văn bản góp ý của VCCI nêu.

Bên cạnh đó, thời hạn 40 năm quy định trên là chưa khớp với thời hạn thời hạn bảo hộ quyền tài sản theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ khiến việc thực hiện gặp một số khó khăn khi tài liệu lưu trữ thuộc sản phẩm là đối tượng của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Xây dựng môi trường văn hóa, kết nối và sẻ chia

Những nỗ lực xây dựng môi trường văn hóa của Công đoàn và tập thể Trường THCS Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã được ghi nhận khi nhà trường nhận danh hiệu "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" năm 2024 do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Chú trọng nâng cao sức khỏe cho người lao động

Xác định người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp và chăm lo sức khỏe cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam (thuộc Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh) đã thành lập Câu lạc bộ thể thao với sự tham gia của lãnh đạo và đông đảo công nhân lao động trong Công ty; đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động thể thao thiết thực tại Công ty.
Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Công đoàn sát cánh cùng người lao động

Những tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt trong cách tiếp cận người lao động (NLĐ) và tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS). Những hoạt động được triển khai không chỉ dừng lại ở tên gọi hay phong trào, mà đã thực sự quan tâm tới nhu cầu, tâm tư và đời sống của đoàn viên, CNVCLĐ trong toàn huyện.
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, Công đoàn Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (Trực thuộc LĐLĐ huyện Thanh Trì) đặt mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có bản lĩnh và đi đầu trong các hoạt động vì người lao động (NLĐ).
Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/4/2025. Ngày 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez tại trụ sở Chính phủ.

Tin khác

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 - 10/4/2025. Ngày 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez tại trụ sở Chính phủ.
Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe hoàn chỉnh

Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe hoàn chỉnh

Bộ Xây dựng đã gửi văn bản kiến nghị Chính phủ phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến Nội Bài - Lào Cai từ 2 lên 4 làn xe hoàn chỉnh, với tổng mức đầu tư hơn 7.660 tỷ đồng.
3 người dân ở Nghệ An tử vong do sập giếng

3 người dân ở Nghệ An tử vong do sập giếng

Khoảng 13 giờ 30 chiều 8/4, 3 người đàn ông ở xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp ( huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đang đào giếng nước thì bất ngờ bị đất đá vùi lấp.
Tiến tới cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có lợi cho hai bên

Tiến tới cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có lợi cho hai bên

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái; tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên.
Tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9

Tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp trước ngày 20/9

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bộ Nội vụ đề xuất chính sách với 212.606 cán bộ, công chức xã khi sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất chính sách với 212.606 cán bộ, công chức xã khi sáp nhập

Bộ Nội vụ đã có đề xuất liên quan đến chế độ, chính sách với 212.606 cán bộ, công chức cấp xã khi tinh gọn bộ máy.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất.
Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Liên quan đến việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Mỹ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Mỹ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác.
Xem thêm
Phiên bản di động