Cân nhắc phương án giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước
Theo đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ 2 trường hợp. Thứ nhất, chưa thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Trường hợp thứ hai, nếu Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện chính sách giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì đề nghị cân nhắc một trong hai phương án: Phương án 1, giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đối với phương án này, theo Bộ Tài chính lý giải, thực hiện phương án này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe ô tô tồn kho, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.
![]() |
Bộ Tài chính cân nhắc giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Tuy nhiên, nhược điểm là chưa tuân thủ quy định theo nguyên tắc "Đối xử quốc gia" của Việt Nam trong khuôn khổ WTO, các FTA, nguy cơ bị phản ứng, khiếu kiện từ các nhà nhập khẩu và các tổ chức quốc tế. Có thể làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 8 - 9 nghìn tỷ đồng.
Phương án 2, giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Ưu điểm khi thực hiện phương án này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh; đồng thời sẽ đảm bảo được việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Nhược điểm của phương án này là chưa phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ. Ngoài ra, chưa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, giúp ngành sản xuất ô tô trong nước vượt qua khủng hoảng vì người dân sẽ ưu tiên mua xe ô tô nhập khẩu hơn xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Đánh giá về giảm thu ngân sách nhà nước, theo Bộ Tài chính, nếu thực hiện theo phương án này thì tổng số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sẽ giảm khoảng 15 - 16 nghìn tỷ đồng, từ đó ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước năm 2023 và đặc biệt là cân đối ngân sách của một số địa phương khó khăn.
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, khoản thu lệ phí trước bạ thuộc ngân sách địa phương. Việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể làm tăng sản lượng tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, từ đó làm tăng số thu về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên, số thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tập trung ở 8 địa phương là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh (là nơi có các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); còn các địa phương khác đều giảm thu ngân sách địa phương từ chính sách này (địa phương đã có yêu cầu ngân sách trung ương cấp bù khoản hụt thu này để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương).
Do đó, việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ngoài việc làm giảm thu ngân sách nhà nước được đánh giá là sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới cân đối ngân sách năm 2023 của nhiều địa phương.
Ngoài ra, theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục thực hiện trong năm 2023, thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc điều chỉnh chính sách này như một khoản trợ cấp của Chính phủ và có thể một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam tiếp tục gửi các yêu cầu, khiếu nại.
Liên quan đến vấn đề này, các nhà nhập khẩu ô tô Việt Nam và Eurocharm đã đề xuất phải thực hiện giảm cả đối với ô tô nhập khẩu để đảm bảo cam kết quốc tế đã ký kết. Nếu thực hiện phương án này thì có thể ảnh hưởng lớn đến cân đối ngân sách nhà nước của các địa phương.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Thiết thực chăm lo con đoàn viên nhân dịp Tết Trung thu
Tin khác

GDP từ góc nhìn của ADB
Tài chính 28/09/2023 10:01

Ngân hàng đầu tiên phục vụ Chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tại Việt Nam
Tài chính 27/09/2023 22:27

Vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác: Không dễ!
Tài chính 21/09/2023 08:57

“Siết” tư vấn bảo hiểm nhân thọ
Tài chính 19/09/2023 10:54

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023
Tài chính 15/09/2023 16:04

Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân chưa được như kỳ vọng
Tài chính 15/09/2023 12:56

Để tín dụng xanh “chảy mạnh”
Tài chính 14/09/2023 10:03

Pháp luật không quy định cho phép bán vé số qua internet và mua vé số hộ
Tài chính 11/09/2023 11:13

BIDV và LSP ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức 200 triệu USD
Kinh tế 30/08/2023 11:29

Kích cầu đầu tư nhờ chính sách tín dụng linh hoạt
Tài chính 29/08/2023 12:49