Cần giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
Doanh nghiệp cần lường trước các quy định mới của UKVFTA Vận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu: Thách thức đáp ứng tiêu chuẩn mới Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định thương mại tự do |
Theo đánh giá của đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), với các doanh nghiệp, thị trường FTA mà doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp cận đều khó tính, có nhiều tiêu chuẩn cao, nhưng bù lại, giá trị gia tăng tốt.
Theo thống kê, năm 2022, kinh doanh với các thị trường khu vực Đông Á đang âm 128 tỷ USD nhưng tại thị trường EU, Mỹ, thị trường CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) lại đang dương 140 tỷ USD. Từ thực tế này, Bộ Công Thương định hướng doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường, tận dụng thị trường FTA mang lại nhiều giá trị.
Tại Tọa đàm “Giải pháp tín dụng và nguồn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA”, bà Nguyễn Thị Lan Phương - Phó Trưởng phòng WTO và FTA, Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng, để “bơi” được đến những bến bờ xa quả là không dễ dàng. Quan trọng nhất, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu và đây là yêu cầu bắt buộc.
Thời gian qua, để chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái các ngành hàng tại các tỉnh, thành, tiếp xúc với lãnh đạo nhiều ngành hàng, doanh nghiệp khác nhau, đại diện Bộ Công Thương đánh giá, nhiều doanh nhân có tầm nhìn, có tình yêu và đam mê sản phẩm Việt. Đó cũng là những doanh nhân có kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức để xây dựng và định vị thương hiệu sản phẩm Việt cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần tập trung phát triển những sản phẩm xanh, sạch, bền vững. (Ảnh minh họa: Thanh Hà) |
Tuy nhiên, các yếu tố trên chỉ là một phần mang lại thành công, các doanh nghiệp có khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm made in Vietnam cạnh tranh trên thị trường FTA cần nguồn trợ lực đính kèm cho sự thành công. Đó chính là nguồn vốn. Yếu tố quan trọng này cũng đang là rào cản của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Lan Phương cho biết thêm: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng. Dẫn khảo sát của VCCI năm 2022 ghi nhận khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân gặp phải là tiếp cận tín dụng. Tỷ trọng cho vay không dựa trên bất động sản còn rất khiêm tốn so với thị trường thế giới, ở mức từ 25 - 30% trong khi hơn 70% các khoản vay còn lại dựa trên cam kết bằng bất động sản. Doanh nghiệp Việt Nam với điều kiện quản trị, quản lý dòng tiền, công nghệ… còn hạn chế, việc chứng minh những điều kiện đó còn khó khăn.
Ngoài ra, qua theo dõi số liệu thống kê từ năm 2017 đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận các tổ chức tín dụng, ngân hàng có xu hướng giảm. Nếu năm 2017, hơn 49% doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng thì đến năm 2022 còn gần 18%, cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp khó khăn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ còn khó khăn hơn nữa. Việc tiếp cận vốn vay khó khăn cũng là rào cản nếu doanh nghiệp muốn đầu tư bài bản, chuyển đổi công nghệ sản xuất, đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn bền vững của thị trường FTA để tận dụng lợi thế cạnh tranh.
Để tiếp cận vốn, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho rằng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phân loại nhu cầu về vốn (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) để định vị nguồn tiếp cận (ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức quốc tế). Hiện nay có nguồn tài chính từ tổ chức quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển đổi phát triển bền vững, sản xuất xanh, chuyển đổi số để đáp ứng các yêu cầu của thị trường FTA,... nhưng các doanh nghiệp đang loay hoay tìm hiểu.
Hơn nữa, dù có thông tin, đầu mối tiếp cận, doanh nghiệp vẫn cần tư vấn để đánh giá quản trị tài chính nội bộ, hệ thống sản xuất, công nghệ… để xác định hệ số tín nhiệm, từ đó ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay xem xét cho vay. Nếu chưa đủ hệ số tín nhiệm doanh nghiệp cần điều chỉnh, chuyển đổi để đạt điểm chuẩn.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bước sang giai đoạn mới, để bắt kịp xu hướng chuyển dịch sang sản xuất, tiêu dùng xanh trên toàn thế giới và gia tăng khả năng tiếp nhận những đơn hàng mới, các doanh nghiệp cần chủ động định vị lại chiến lược kinh doanh, xác định sản phẩm thế mạnh của mình khai thác các thị trường đã có FTA, trong đó cần tập trung phát triển những sản phẩm xanh, sạch, bền vững.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cháy tầng 3 quán bar Titan, quận Hoàn Kiếm
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Thị trường 25/11/2024 07:27
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Thị trường 25/11/2024 07:25
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Thị trường 25/11/2024 06:22
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Thị trường 25/11/2024 06:13
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07